Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nắng nóng 'phơi bày' vấn đề của ngành điện Việt Nam

Chính sách - Hạ tầng

13/06/2023 15:02

Nắng nóng đã phơi bày các vấn đề mang tính cấu trúc của ngành điện Việt Nam, khiến nguồn điện khả dụng giảm một nửa so với công suất lắp đặt và cản trở nỗ lực giải ngân 15,5 tỷ USD từ thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JEPT), theo CNA.

Việt Nam là nơi đặt các nhà máy lớn của các tập đoàn công nghệ Samsung và Foxconn, nhưng đang phải xoay xở nâng cấp mạng lưới điện. Đây là việc làm quan trọng để đáp ứng nhu cầu và thu hút các tập đoàn muốn đa dạng hóa sản xuất ra khỏi Trung Quốc và các nước khác. 

Ông Hong Sun, Chủ tịch Phòng thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: "Nhiều nhà máy đã phải tạm dừng sản xuất do bị cắt điện và việc cắt điện diễn ra thường xuyên. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với các công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam".

Trong tháng 6/2023, các doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Việt Nam khẩn trương hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng điện. Bà Nguyễn Trang, Trưởng Bộ phận Đông Nam Á của tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Climateworks của Australia, cho biết: "Giải quyết tình trạng thiếu điện đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ hơn nữa để quá trình ra quyết định về việc cải cách thị trường điện trở nên hiệu quả".

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, năng lượng tái tạo nhiều khả năng sẽ chưa thể hỗ trợ lưới điện ngay. Dù bùng nổ điện mặt trời nhưng Việt Nam, với 100 triệu dân, vẫn phụ thuộc vào điện than và thủy điện.

Nắng nóng 'phơi bày' vấn đề của ngành điện Việt Nam - Ảnh 1.

Tối thứ Sáu (9/6), phố đi bộ quanh hồ Gươm bắt đầu hoạt động song các hoạt động văn hóa nghệ thuật đều trong tình trạng thiếu nguồn chiếu sáng do Hà Nội thực hiện chính sách tiết kiệm điện.

Việt Nam có gần 80 gigawatt (GW) công suất điện lắp đặt tối đa, nhưng theo dữ liệu về mức công suất trung bình trong hai tuần tính đến ngày 11/6 từ tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đợt nắng nóng hiện nay đã làm giảm một nửa sản lượng điện so với mức cao điểm, thậm chí còn không đủ điện cho những ngày bình thường. 

Dữ liệu của EVN cho thấy, trong tuần trước, các nhà máy điện than chiếm khoảng 60% sản lượng điện và theo dữ liệu của Refinitiv, nhập khẩu than trong tháng 5/2023 ở mức 4,5 triệu tấn, mức cao nhất kể từ tháng 6/2020.

Tuy nhiên, ngay cả than cũng đang thiếu vì khoảng 25% công suất các nhà máy điện than phải ngừng hoạt động để sửa chữa. Dữ liệu thời tiết cho thấy lượng mưa ít ỏi đã ảnh hưởng đến sản lượng của thủy điện, nguồn cấp điện thứ hai. 

Một số tỉnh phía Bắc chỉ ghi nhận lượng mưa bằng khoảng 1/5 so với năm 2022. Mực nước tại hầu hết các nhà máy thủy điện phía Bắc quá thấp đến mức không thể chạy quá 1/4 công suất thiết kế.

Tương lai mơ hồ cho năng lượng tái tạo

Dù năng lượng mặt trời chiếm 1/4 công suất lắp đặt của Việt Nam sau khi bùng nổ đầu tư vào năng lượng tái tạo trong thập kỷ vừa qua, nhưng rất ít trang trại điện mặt trời được khai thác do sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án, các cuộc đàm phán về giá điện kéo dài và sự mơ hồ về quy định.

Công suất lắp đặt từ các trang trại năng lượng mặt trời và tấm pin trên mái nhà đạt 19,4 GW vào cuối năm 2020, nhưng trung bình chỉ có 10,5 GW được hòa lưới điện vào lúc cao điểm của đợt nắng nóng hiện nay. 

Hầu như không có nhiều trang trại điện mặt trời được hòa lưới điện, nhiều trang trại đã phải chờ đợi nhiều năm để thỏa thuận về giá điện. Do đó, tỷ lệ đóng góp của năng lượng mặt trời vào cơ cấu điện của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 8,5% công suất lắp đặt vào năm 2030.

Các dự án điện gió cũng bị chậm trễ do các rào cản hành chính và đại dịch COVID-19. Theo tài liệu nội bộ từ nhóm G7, tính đến tháng 2/2023, khoảng 12,5 GW điện gió không được sử dụng, sau khi lỡ hạn chót để được hưởng giá ưu đãi vào năm 2021.

Một số nhà đầu tư vẫn đang đàm phán về giá điện.

Nắng nóng 'phơi bày' vấn đề của ngành điện Việt Nam - Ảnh 2.

34 dự án chuyển tiếp (28 dự án điện gió và 6 dự án điện mặt trời, với tổng công suất lần lượt là hơn 1.638MW và hơn 452MWac) tổng công suất gần 2.091MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm… nhưng phải “đắp chiếu”.

Các nhà tài trợ từ nhóm G7 và các tổ chức khác đã cam kết 15,5 tỷ USD để giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào điện than. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phê duyệt các quy định cho các trang trại điện gió này và quy hoạch công suất điện gió lắp đặt chỉ ở ngưỡng 6 GW vào cuối thập kỷ này.

Các nhà ngoại giao và quan chức tham gia các cuộc đàm phán với Hà Nội cho biết hầu như không có nhiều tiến triển trong việc giải ngân quỹ JEPT giữa lúc Việt Nam đang loay hoay quyết định xem bộ ngành nào sẽ phụ trách thỏa thuận này. 

Một cơ quan chuyên trách dự kiến được thành lập vào tháng 4/2023 nhưng hiện vẫn chưa thành hình và các quan chức nước ngoài lo ngại rằng dự thảo kế hoạch đầu tiên về việc sử dụng quỹ JEPT sẽ bỏ lỡ cột mốc vào tháng 11/2023 như kế hoạch.

Một trong những yếu tố cản trở việc sử dụng các quỹ quốc tế cho các chính sách khí hậu là các rào cản hành chính và việc chính phủ lâu nay vẫn do dự tiếp nhận các khoản vay nước ngoài, vốn chiếm phần lớn trong số tiền cam kết của G7. Một nhà ngoại giao từ một quốc gia G7 cảnh báo: "Đây là một cuộc chạy marathon, không phải chạy nước rút".

(Nguồn: TTXVN/CNA)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement