Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Myanmar là nguồn cung cấp thuốc phiện lớn nhất thế giới hiện nay

Liên Hợp Quốc (LHQ) cho hay Myanmar hiện là nước sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, sau khi sản lượng ở Afghanistan suy giảm do lệnh cấm của Taliban.

Cơ quan Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) cho biết việc trồng thuốc phiệnAfghanistan giảm 95% sau lệnh cấm ma túy của Taliban vào năm 2022 đã khiến nguồn cung toàn cầu chuyển sang Myanmar, nơi bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế do cuộc đảo chính năm 2021 gây ra đã khiến nhiều người phải trồng cây thuốc phiện

Nông dân Myanmar hiện kiếm được thêm khoảng 75% thu nhập từ việc trồng cây thuốc phiện vì giá trung bình của hoa đã đạt khoảng 355 USD/kg.

Diện tích trồng cây thuốc phiện tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 40.100 lên 47.000 ha, đẩy năng suất lên mức cao nhất từ năm 2001, UNODC cho hay.

"Những biến động về kinh tế, an ninh và quản trị xảy ra sau sự tiếp quản của quân đội Myanmar vào tháng 2/2021 tiếp tục thúc đẩy nông dân vùng sâu vùng xa tìm đến cây thuốc phiện để kiếm sống", Đại diện khu vực của UNODC, Jeremy Douglas, cho biết.

Myanmar là nguồn cung cấp thuốc phiện lớn nhất thế giới hiện nay- Ảnh 1.

Một cây anh túc khô trên cánh đồng ở thị trấn Tangyan, quận Lashio, phía bắc bang Shan, Myanmar năm 2018. Ảnh: Reuters

Báo cáo của UNODC cho biết, diện tích trồng thuốc phiện mở rộng nhiều nhất ở các khu vực biên giới của Myanmar ở phía bắc bang Shan, tiếp theo là các bang Chin và Kachin, khi năng suất tăng 16% lên 22,9 kg/ha do các biện pháp canh tác phức tạp hơn.

Douglas cho biết, sự gia tăng giao tranh giữa quân đội Myanmar và các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang rất có thể sẽ đẩy nhanh việc mở rộng trồng thuốc phiện.

Việc mở rộng trồng thuốc phiện góp phần vào nền kinh tế bất hợp pháp đang phát triển ở Myanmar, bao gồm sản xuất và buôn bán ma túy tổng hợp ở mức độ cao cũng như các doanh nghiệp tội phạm khác từ rửa tiền đến các trung tâm lừa đảo trực tuyến do tội phạm có tổ chức điều hành.

Thuốc phiện không chỉ đem lại lợi nhuận cao, mà những tay buôn lậu còn cung cấp tài chính để người nông dân sản xuất loại ma túy này. Sự bùng nổ của cây thuốc phiện ở Bang Laem đã thu hút nông dân từ các khu vực khác của Myanmar. Mỗi năm, nông dân di cư từ các vùng khác tới nơi này đã phá những diện tích rừng lớn để có đất trồng cây anh túc.

Thời gian từ lúc trồng cây thuốc phiện tới lúc thu hoạch chỉ mất có 4 tháng. Sản phẩm thu hoạch được cũng rất gọn: sản lượng thuốc phiện cả năm của một nông dân bình thường chỉ cần nhét trong một cái vỏ gối là đủ.

"Đối với nhiều người Myanmar, thuốc phiện không phải là vấn đề, mà là giải pháp. Đó là cách để những nông dân nghèo tăng thu nhập, để có tiền mua muối, gạo, thuốc men và những mặt hàng thiết yếu khác", nhà nghiên cứu Tom Kramer thuộc tổ chức theo dõi buôn bán ma túy bất hợp pháp Transnational Institute có trụ sở ở Hà Lan, nhận xét.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement