Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Muốn sử dụng số điện thoại ở Trung Quốc, người dân bắt buộc phải quét khuôn mặt

Thủ thuật

08/10/2019 14:13

Trung Quốc, khởi động công nghệ nhận diện gương mặt để dùng trong thanh toán tiền vé tàu điện ngầm cho hành khách, mới đây người dùng bắt buộc phải quét khuôn mặt khi đăng ký số điện thoại.

Theo QZ.com, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) vừa tuyên bố kể từ ngày 1/12, người đăng ký số điện thoại và gói dữ liệu di động mới buộc phải cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quét khuôn mặt.

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực dùng mọi biện pháp để xác minh danh tính hơn 850 triệu người dùng di động tại thị trường bản địa. MIIT cho biết quy định này là một phần trong nỗ lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời kiểm soát những hành vi gian lận trên Internet.

Ngoài ra người dùng còn bị cấm chuyển số điện thoại di động cho người khác sử dụng. MIIT khuyến khích mọi người kiểm tra lại xem những số điện thoại đăng ký dưới tên của họ có chính xác hay không.

Tuyên bố trên là phần tiếp theo của một nghị định được ban hành từ năm 2013. Trong đó, chính phủ Trung Quốc bắt buộc tất cả người dân đang sinh sống trên lãnh thổ nước này, kể cả người nước ngoài, đăng ký số điện thoại bằng tên thật. Ngoài ra họ phải cung cấp thêm hình ảnh cá nhân cho nhà mạng quản lý. Theo quy định mới, dữ liệu quét khuôn mặt phải khớp với hình ảnh trong hồ sơ cá nhân được lưu trữ trước đó.

Những người đăng ký trực tuyến thông qua trang web của nhà cung cấp dịch vụ phải tự gửi một đoạn video ngắn chứng minh họ thực sự là người trong hồ sơ. Hiện tại hầu hết người dùng di động ở Trung Quốc đã đăng ký số điện thoại dưới tên thật của mình.

Muốn sử dụng số điện thoại ở Trung Quốc, người dân bắt buộc phải quét khuôn mặt


Mỗi nước trên thế giới sẽ có những hình thức yêu cầu thông tin cá nhân khác nhau khi đăng ký hợp đồng sử dụng số điện thoại di động. Tuy nhiên Trung Quốc là nước đầu tiên bắt buộc quét dữ liệu khuôn mặt.

Đây là ví dụ mới nhất cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang sử dụng công nghệ để kiểm soát tất cả mọi thứ, trong đó có nhiều điều mà các nước khác không áp dụng vì còn cân nhắc những vấn đề nhân quyền và quyền riêng tư của công dân.

Nghị định mới được đưa ra đúng vào lúc chính quyền Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát Internet. Hiện nay hầu như mọi người đều sử dụng điện thoại di động, Trung Quốc coi đây là một công cụ hiệu quả để quản lý công dân.

  Trước đó Trung Quốc cũng đã khởi động công nghệ nhận diện gương mặt để dùng trong thanh toán tiền vé tàu điện ngầm cho hành khách.

Trước đó Trung Quốc cũng đã khởi động công nghệ nhận diện gương mặt để dùng trong thanh toán tiền vé tàu điện ngầm cho hành khách.

Chủ tịch Tập Cận Bình là người lên ý tưởng về chủ quyền mạng Internet. Ông đã trực tiếp yêu cầu các nước khác tôn trọng quyền quản lý công dân của chính phủ. Tại nước này, hầu hết các trang web quốc tế như Facebook, Google, Twitter đều không được phép hoạt động, ngay cả những thông tin liên lạc cá nhân của công dân cũng bị kiểm duyệt.

MIIT nhấn mạnh việc quét nhận dạng khuôn mặt nhằm tăng cường bảo vệ người dùng và là một bước tiến mới để thiết lập trật tự an ninh mạng. Tuy nhiên lý do trên không thuyết phục được người dùng Internnet ở Trung Quốc. Nhiều người cho rằng điều này góp phần làm rò rỉ thông tin cá nhân và xâm phạm quyền riêng tư của công dân.

  Từ ngày 1/12, công dân Trung Quốc cũng bị cấm bán lại thẻ SIM theo quy định để ngăn người dùng chưa đăng ký thực hiện cuộc gọi từ điện thoại di động.

Từ ngày 1/12, công dân Trung Quốc cũng bị cấm bán lại thẻ SIM theo quy định để ngăn người dùng chưa đăng ký thực hiện cuộc gọi từ điện thoại di động.


“Hệ thống đăng ký tên thật đã triển khai bao nhiêu năm? Vậy mà các cuộc điện thoại lừa đảo và bán hàng vẫn chưa dừng lại. Thu thập thông tin quá mức là vi phạm quyền công dân của mọi người”, một bình luận trên trang tin tức Trung Quốc được hơn 1.000 lượt yêu thích.

Gần đây, các điều khoản của ứng dụng Zaobao khá nổi tiếng ở Trung Quốc đã bị nhiều người lên án vì yêu cầu cấp quyền truy cập dữ liệu và hình ảnh cá nhân quá mức cần thiết. Điều này làm dấy lên nhiều mối lo ngại về quyền riêng tư. Ngay sau đó MIIT buộc phải mở cuộc điều tra về vấn đề bảo mật dữ liệu mạng trên ứng dụng.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement