Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mẹo phân biệt bột ngọt thật giả

Tiêu dùng thông minh

11/01/2020 07:36

Thị trường xuất hiện bột ngọt giả tràn lan, người tiêu dùng cần phân biệt thật giả để mua đúng sản phẩm.

Với công nghệ sản xuất hàng giả ngày càng tinh vi, nếu không để ý quan sát và tìm hiểu kỹ, nhiều người tiêu dùng sẽ rất khó nhận biết sản phẩm bột ngọt giả đang bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay.  

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hàng giả dù có tinh vi đến đâu cũng đều để lộ những dấu hiệu nhận biết do đó, để tránh mua phải bột ngọt giả, người mua chú ý những chi tiết dưới đây.

Bao bì

Hàng thật: Bao bì của các nhãn hàng bột ngọt chính hãng thường có hình biểu tượng của sản phẩm rõ ràng; màu chữ đỏ tươi; bao bì dày, mềm mại, không nhăn.

Hàng giả: Hình biểu tượng của sản phẩm có màu vàng sậm, nhòe, không đọc được dòng chữ bên trong hoặc rất mờ; màu chữ đỏ sẫm; bao bì giòn, cứng và dễ nhăn nheo. Các mẫu mã bột ngọt làm giả các thương hiệu lớn như Vedan, Miwon, A-One

Mẹo phân biệt bột ngọt thật giả.
Mẹo phân biệt bột ngọt thật giả.

Quy cách đóng gói

Hàng thật thì các đường hàn ở túi đựng các cạnh phẳng, đều nhau và không có nổi bọt; mặt sau dưới đáy bao có in nổi ngày tháng sản xuất, rất rõ nét (6 số). Mì chính thật thì các đường hàn ở túi đựng các cạnh phẳng, đều nhau

Hàng giả có đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau, đục và có nổi bọt; không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc. Cánh bột ngọt to, sóng đều, không gãy là hàng thật. Cánh không đều, gãy, có nhiều bụi trắng là hàng giả.

Dấu hiệu nhận biết hàng thật. 
Dấu hiệu nhận biết hàng thật. 

Trọng lượng

Hàng thật có trọng lượng tịnh luôn đúng với trọng lượng ghi trên bao bì. Mì chính thật có trọng lượng giối với trên bao bì

Nếu trọng lượng tịnh ít hơn hoặc gần tương đương với trọng lượng ghi trên bao bì là bột ngọt giả.

Giá cả

Người tiêu dùng cần cẩn thận với các sản phẩm đại hạ giá. Nếu sản phẩm quá rẻ thì nhiều khả năng đó là hàng giả. Bởi đối tượng làm giả không phải mất chi phí cho nghiên cứu, phát triển, quảng bá và kiểm định chất lượng sản phẩm. Để làm giả, còn sử dụng những nguyên liệu và phương thức sản xuất tiết kiệm nhất nhưng bán sản phẩm với mức giá rẻ có một không hai.

Do đó khi mua hàng người tiêu dùng cần phải đọc kỹ thông tin trên bao bì và nhãn mác, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà “tiền mất tật mang”.

 
VIÊN VIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement