Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mattis từ chức - Mất mát quá lớn của Mỹ và các đồng minh

Phân tích

21/12/2018 14:48

Là một cử nhân với tấm bằng xuất sắc, một vị tướng thủy quân lục chiến 4 sao đã nghỉ hưu với biệt danh đặc biệt “Mad Dog” (tạm dịch: “Chó Điên”), James Mattis được các đồng minh của Mỹ kính nể trong khi lại khiến nhiều kẻ thù khiếp sợ.

Trong bức thư từ chức gửi cho Tổng thống Donald Trump ngày 20/12, ông chỉ viết ngắn gọn rằng Trump xứng đáng có một bộ trưởng quốc phòng đồng điệu hơn trong quan điểm.

Mattis nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các liên minh, một chủ đề mà ông và người đứng đầu Nhà Trắng không có những suy nghĩ tương đồng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng quyết định vội vã của Trump về việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria là một tác nhân, thậm chí là giọt nước tràn ly, dẫn tới quyết định của Bộ trưởng Mattis.

Nhiều người cho rằng quyết định vội vã của Trump về việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria là một tác nhân Mattis từ chức.
Nhiều người cho rằng quyết định vội vã của Trump về việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria là một tác nhân Mattis từ chức.

Ông gay gắt phản đối ý định này vì những thiệt hại nghiêm trọng mà nó có thể gây ra cho lợi ích của Mỹ. Nói một cách rõ ràng, theo quan điểm của Mattis, việc rút khỏi Syria ở thời điểm hiện tại là một quyết định chiến lược “cực kỳ ngu ngốc”. Bên cạnh những đồn đoán về việc Tổng thống Trump có thể còn đang tiếp tục cân nhắc khả năng rút các lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan, rõ ràng những lời khuyên của Mattis đã bị bỏ ngoài tai. Trong bối cảnh ấy, sự ra đi của Mattis nhiều khả năng là điều khó tránh.

Dù vậy, các đồng minh vẫn rất bất ngờ và lo ngại trước quyết định từ chức có phần đột ngột của Mattis sau tuyên bố rút khỏi Syria mà Tổng thống Trump đưa ra. Họ vẫn trông chờ Mattis có thể là một cố vấn vững chắc và là người đủ sức kiềm chế, hoặc khuyên nhủ Tổng thống Trump về tầm quan trọng của những thể chế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Một quan chức Mỹ giấu tên ngày 20/12 cho biết, Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút số lượng đáng kể các binh sĩ nước này khỏi Afghanistan, trong khi một số thông tin cho rằng khoảng 50% số lượng quân nhân Mỹ có thể rời khỏi quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.

Quan chức này nhấn mạnh: "Quyết định đã được đưa ra. Sẽ có sự rút quân với số lượng đáng kể". Trong khi đó, một quan chức ngoại giao cấp cao giấu tên ở thủ đô Kabul nói: "Nếu bạn là phiến quân Taliban, Giáng sinh đã đến sớm... Liệu bạn có nghĩ đến một lệnh ngừng bắn nếu đối thủ chính của bạn vừa rút một nửa quân số?".  

Một quan chức cấp cao từ một nước đồng minh thậm chí còn nói rằng ông “sẵn sàng làm mọi thứ” vì Mattis. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng chính là một nhân vật có ảnh hưởng và vai trò rất lớn trong việc xử lý mối quan hệ với các đối tác không đơn giản như Pakistan.

Hơn tất cả, Mattis là một nhà lãnh đạo, một nhân vật nổi bật trong lực lượng thủy quân lục chiến. Ông có tài thao lược và chỉ huy, cả trong các công việc bàn giấy tại Bộ Quốc phòng và trên các chiến trường. Mattis cũng là một nhà cải cách. Ông đã hướng Lầu Năm Góc tới chiến lược kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc và thúc đẩy các kế hoạch mua sắm khí tài hiệu quả hơn. Điều quan trọng là người kế nhiệm Mattis cần theo đuổi các cải cách này.

James Mattis là một ngoại lệ trong vấn đề Iran. Từng bị Tổng thống Barack Obama sa thải khỏi vị trí lãnh đạo Bộ Chỉ huy Trung ương (CENTCOM) vì quan điểm có phần cứng rắn với nước Cộng hòa Hồi giáo, Mattis là nhân tố khá thận trọng trong vấn đề Iran của Chính quyền Trump. Nói một cách đơn giản, Mattis chỉ là một người theo chủ nghĩa thực tế.

Mất mát lớn nhất từ sự ra đi của Mattis chính là ở chỗ tính đến thời điểm này ông là quan chức giàu kinh nghiệm và có khả năng đề ra chiến lược hiệu quả nhất trong Chính quyền Trump. Điều này cho phép Mattis nhìn nhận các mối đe dọa trong một diễn biến liên tục thay vì xem đó đơn giản chỉ là các thách thức nhỏ lẻ.

Mattis là một nhà lãnh đạo, một nhân vật nổi bật trong lực lượng thủy quân lục chiến. 
Mattis là một nhà lãnh đạo, một nhân vật nổi bật trong lực lượng thủy quân lục chiến. 

Khi Mattis được bổ nhiệm làm người đứng đầu Lầu Năm Góc, người ta nhắc lại một ví dụ tiêu biểu cho sự thận trọng và hiểu biết của ông trong bài báo năm 2014 của Tướng Michael Valenti về cách Mattis xử lý các vấn đề liên quan đến hậu cần và địa hình trước thời điểm Mỹ tiến hành cuộc chiến tại Iraq năm 2003.

Bài báo có đoạn: “(Mattis) đã tìm đọc các tạp chí National Geographic để hiểu rõ những gì đã diễn ra khi khu vực giữa Sông Tigris và Sông Euphrates bị ngập, tương tự năm 1955”… “Mattis còn yêu cầu tất cả tướng lĩnh và chỉ huy từ cấp sư đoàn trở lên đọc cuốn ‘The Siege’ (tạm dịch “Bao vây”) của Russell Braddon, viết về cuộc viễn chinh của quân đội Anh tại vùng Lưỡng Hà (giữa Sông Tigris và Sông Euphrates , tương ứng với Iraq và Syria ngày nay), bởi đó là một trong số ít những cuốn sách nói về cuộc chiến tại Iraq”.

Theo TTXVN, chính tinh thần và trí tuệ này đã làm nên thành công của lực lượng thủy quân lục chiến và bản thân Mattis. Sự vĩ đại này sẽ không còn có chỗ trong nền tảng an ninh Mỹ sau khi Mattis ra đi. Chính vì vậy, Trump cần tìm kiếm một người tương tự như Mattis, chứ không phải một người có tư tưởng đồng điệu luôn sẵn lòng ca ngợi Trump. 

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement