Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mâm cúng giao thừa 2024 chuẩn ba miền

Lối sống

26/01/2024 16:38

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là Trừ Tịch, tức lễ để trừ khử những điều xui rủi, điềm xấu. Thông thường, cúng giao thừa sẽ có một mâm cúng ngoài trời và cúng trong nhà.

Ý nghĩa đêm Giao thừa

Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi những gia đình sum họp. Và chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến, tiễn trừ năm cũ với những điều không may mắn đã qua.

Bởi vậy, đêm giao thừa được xem là khoảng thời gian của sự yên bình, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

Lễ cúng giao thừa là gì

Lễ cúng giao thừa, hay còn gọi là Trừ tịch – tức lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo. Lễ Trừ tịch được cử hành vào giờ tý – từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Nên còn có tên gọi là Lễ cúng Giao thừa mà chúng ta vẫn thường nghe.

Lễ cúng giao thừa thực hiện vào lúc giao tiếp giữa năm cũ và năm mới. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Mâm cúng giao thừa 2024 chuẩn ba miền- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thông thường, lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời. Vì thế, bạn cần lưu ý để chuẩn bị lễ vật cho đúng nhé.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời 2024

Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Cách bày mâm lễ chay

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn vững chắc, trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp mâm lễ.

Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh. Đặt rượu ở phía trước mâm lễ. Nước ngọt, bia đặt bên cạnh phía tay trái mâm lễ. Đèn/nến đặt ở phía bên phải mâm lễ. Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm. Hương thắp cháy rồi đặt xuống mâm (hoặc bạn có thể cắm vào chén muối/gạo đều được).

Cách bày mâm lễ mặn

Bước 1: Đặt một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp đồ lễ.

Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.

Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.

Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.

Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.

Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.

Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.

Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.

Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.

Rượu, nước đặt trước mâm lễ.

Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).

Lọ hoa tươi để bên cạnh.

Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.

Mâm cúng giao thừa trong nhà 2024

Mâm cơm cúng giao thừa sẽ khác nhau tùy theo từng phong tục của mỗi vùng miền, dưới đây là mâm cơm cúng giao thừa phổ biến nhất tại 3 miền để bạn có thể tham khảo:

Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là:

Móng giò hầm măng, bóng nấu thập cẩm, mọc, miến nấu lòng gà, thịt gà luộc, giò lụa, nem, giò xào, nộm, hành muối, bánh chưng.

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như:

Dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, dưa giá, măng khô ninh, bát miến, cá chiên, đĩa ram...

Ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam

Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm:

Canh măng tươi, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa giá, củ kiệu, bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm...

Các loại đồ cúng khác

1 đĩa trầu cau, 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả, đèn dầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 3 hoặc 5 ly trà, bánh mứt các loại tùy từng gia đình, 1 bình hoa cúng, vàng mã...

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement