Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Malaysia theo chân Trung Quốc, cấm nhập khẩu chất thải nhựa

Phân tích

25/01/2019 20:01

Chính phủ Malaysia mới đây đã có lập trường cứng rắn chống lại việc nhập khẩu chất thải nhựa tràn ngập nước này sau một động thái tương tự từ Trung Quốc.

Trung Quốc, từng là nhà nhập khẩu chất thải lớn nhất thế giới, nhưng hiện tại đã cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu ở biên giới bắt đầu từ tháng 1 năm ngoái. Gã khổng lồ kinh tế châu Á được cho là có kế hoạch bổ sung thêm 8 loại chất thải rắn vào lệnh cấm đó.

Quyết định của Trung Quốc đã thúc đẩy trật tự toàn cầu trong việc quản lý chất thải, dẫn đến việc các phế thải của thế giới chuyển hướng sang Đông Nam Á và Malaysia đã bị biến thành một bãi rác khổng lồ mới được nhiều quốc gia phương tây ưa chuộng. Trong 7 tháng đầu năm 2018, Malaysia đã nhập khẩu 456.000 tấn chất thải nhựa từ 10 quốc gia có nguồn chất thải lớn nhất thế giới, vượt mức 316.600 tấn được ghi nhận vào năm 2017 và 168.500 tấn trong năm 2016, thông tin từ kênh NewsAsia của Singapore cho biết.

Các chất thải nhựa đang phá huỷ môi trường thế giới.
Các chất thải nhựa đang phá huỷ môi trường thế giới.

Nhưng chỉ vài tháng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử vào tháng 5 năm ngoái, chính phủ mới của Malaysia đã tuyên bố vào tháng 10 rằng họ sẽ cấm nhập khẩu phế liệu nhựa và trấn áp các nhà máy xử lý chất thải bất hợp pháp. Ở Đông Nam Á, Malaysia không đơn độc trong việc có thái độ cứng rắn đối với nhập khẩu chất thải nhựa, mới đây nhất Thái Lan cũng tuyên bố họ có kế hoạch cấm nhập khẩu chất thải nhựa từ năm 2021.

"Lệnh cấm chất thải nhựa của Trung Quốc thúc đẩy  Malaysia và nhiều quốc gia khác", Yeo Bee Yin, Bộ trưởng khoa học và môi trường của Malaysia, nói trên chương trình  "Squawk Box" của CNBC ngày 25/1..

Ngoài những nỗ lực tại quốc gia để quản lý chất thải nhựa tốt hơn, Yeo Bee Yin cho biết cô tham gia các diễn đàn quốc tế về môi trường để học hỏi những biện pháp xử lý các chất thải nhựa và chất thải tương tự. Malaysia cũng có kế hoạch ngừng nhập khẩu tất cả các loại nhựa từ nước ngoài trong 3 năm.

Một bãi phân loại nhựa ở Malaysia.
Một bãi phân loại nhựa ở Malaysia.

Trong khi Malaysia, Trung Quốc và nhiều quốc gia đang thực hiện các biện pháp để làm sạch không khí, đất liền và biển, thì Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, dưới thời Tổng thống Donald Trump đã không ưu tiên việc này. Ngay sau khi nhậm chức, Trump tuyên bố ý định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận khí hậu Paris và rời khỏi các tổ chức bảo vệ môi trường khác.

Mới tháng trước, Wells Griffith, cố vấn năng lượng và khí hậu quốc tế của tổng thống Trump, đã phát biểu tại một hội nghị rằng "không quốc gia nào phải hy sinh sự thịnh vượng kinh tế hoặc an ninh năng lượng để theo đuổi sự bền vững của môi trường".

Tuy nhiên theo ý kiến của Yeo Bee Yin cho biết, một môi trường sạch sẽ không cần phải trả giá bằng sự tăng trưởng.

"Bảo vệ môi trường, thúc đẩy nền kinh tế xanh sẽ không làm nó đối lập lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế", Bộ trưởng Malaysia Yeo Bee Yin cho biết.

Bà nói thêm, "là một quốc gia đang phát triển, điều chúng tôi muốn là phát triển bền vững cho đất nước của chúng tôi. Chúng tôi phải trả giá nếu phá huỷ môi trường để đổi lấy sự tăng tương, Chính phủ sẽ tìm cách cân bằng giữa môi trường và phát triển kinh tế, và chúng tôi sẽ làm được điều này. Đây chính là cách duy nhất để kinh tế Malaysia phát triển bền vững".

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement