Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Ma trận' chính sách bao vây hàng trăm dự án bất động sản ở TP.HCM

Quy hoạch

14/06/2022 09:40

Mặc dù thời gian qua, các cơ quan liên quan ở TP.HCM đã tích cực giúp các doanh nghiệp bất động sản tháo gỡ nhiều vướng mắc, tuy nhiên, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện trên địa bàn vẫn còn hơn 100 dự án bị "vướng".

Theo báo cáo mà HoREA vừa gửi cho UBND TP.HCM, số dự án bất động sản còn vướng trên địa bàn hiện ít nhất là 113 dự án. Cụ thể, trong Văn bản 14/2022/CV-HoREA ngày 15/03/2022, HoREA đã đại diện cho 57 doanh nghiệp đề nghị UBND TP.HCM, Sở Xây dựng xem xét tháo gỡ "vướng mắc" cho 64 dự án bất động sản nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội.

Tiếp đó, vào ngày 29/04/2022 HoREA tiếp tục có Văn bản số 25/2022/CV-HoREA báo cáo bổ sung cho UBND TP.HCM vá Sở Xây dựng thêm kiến nghị của 29 doanh nghiệp đề nghị xem xét tháo gỡ "vướng mắc" cho thêm 38 dự án "bất động sản nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở tái định cư".

Tổng cộng, hai báo cáo trên đã có tổng cộng 102 dự án.

Cho đến hiện tại, đã có tổng cộng 113 dự án bất động sản nhà ở thương mại tại TP HCM "vướng mắc" về pháp lý và thủ tục đầu tư xây dựng.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA

Tuy nhiên, con số các dự án bất động sản ở TP.HCM bị "vướng" chưa dừng lại ở đó, ngày 10/6, HoREA tiếp tục gửi thêm báo cáo kiến nghị của 10 doanh nghiệp bất động sản có 11 dự án bị "vướng" các thủ tục xây dựng.

'Ma trận' chính sách bao vây hàng trăm dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 2.

Hiện TP.HCM có 113 dự án bất động sản còn vướng mắc chính sách.

Như vậy, tính đến thời điểm này, theo con số mà HoREA có được, trên địa bàn TP.HCM có tổng cộng 113 dự án của 97 doanh nghiệp bất động sản còn gặp vướng mắc liên quan đến các thủ tực xây dựng.

Theo HoREA, hầu hết vướng mắc tại các dự án phát triển nhà ở đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được thành phố gỡ vướng

Bao cáo vừa mới gửi đi của HoREA hôm 10/6, tuy chỉ có 11 dự án, thấp hơn nhiều so với các báo cáo trước đó, tuy nhiên nó cho thấy nó "đa dạng" các loại vướng mắc mà các doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM gặp phải.

Đơn cử, như dự án Khu nhà ở phường Tân Phú, quận 7 do Công ty TNHH Dynamic Innovation làm chủ đầu tư, đang vướng vào quy định liên quan đến các cơ quan chưa thống nhất được những vấn đề liên quan đến lĩnh vực an ninh – quốc phòng.

Theo Công ty TNHH Dynamic Innovation, hai lô B1 & B4 mà công ty này nhận chuyển nhượng từ Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt đều đáp ứng đầy đủ các trình tự xin phép.

Tuy nhiên, ngày 5/5 vừa qua, Sở Xây dựng lại có văn bản yêu cầu công ty liên hệ các cơ quan chức năng xác định lại vị trí đất có thuộc khu vực có quy định riêng về an ninh – quốc phòng hay không.

Theo trình bày của công ty này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đều chưa xác định cụ thể các khu vực cần đảm bảo an ninh, quốc phòng tại TP.HCM và hiện tại, Ủy ban nhân dân Thành phố vẫn chưa có thông tin về khu vực cần đảm bảo an ninh, quốc phòng để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Như vậy, theo Công ty TNHH Dynamic Innovation cái "vướng" này cần phải được UBND TP "gỡ" bằng cách xem xét và chấp thuận để Sở Xây dựng có Công văn xin ý kiến Công an TP.HCM để xác định dự án có hay không được phép bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố để từ đó tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp.

Hay tại dự án Khu nhà ở - Trung tâm thương mại và siêu thị Đông Nam của Công ty CP Dệt Đông Nam, dự án đến nay vẫn bị ách tắc bởi sở TN&MT chưa có hướng dẫn cụ thể để Công ty thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài ra, sau nhiều cuộc họp với UBND TP cùng các sở ban ngành nhằm rà soát và tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng như ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP nhưng vẫn chưa triển khai được các thủ tục tiếp theo cho dự án.

'Ma trận' chính sách bao vây hàng trăm dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 4.

Nhà đầu tư mong muốn nhà nước nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc. Ảnh minh họa

Trong khi đó, với trường hợp của dự án Metro Star của Công ty TNHH Đầu tư Metro dù đã đáp ứng các điều kiện được điều chỉnh chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, cho đến nay dự án vẫn chưa được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Tương tự với dự án Khu chung cư thương mại, văn phòng Nguyên Hồng của Công ty Cổ phần Bất động sản Nguyên Hồng, dù doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện được điều chỉnh chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, cho đến nay dự án vẫn chưa được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, còn một loạt các dự án "nằm chờ" thực hiện nghĩa vụ tài chính để bàn giao sổ hồng cho người dân như: Dự án Ihome, dự án thương mại văn phòng và căn hộ Leman Luxury 117 Nguyễn Đình Chiểu, dự án Joy City của CTCP Đầu tư, Dịch vụ và Thương mại Hoà Anh Phát, Dự án Khu nhà ở cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM…

Ngoài ra, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhiều doanh nghiệp cho biết các dự án đã xây dựng xong, người dân đã vào ở nhưng đến nay vẫn chậm cấp sổ đỏ cho người dân, do đó các doanh nghiệp kiến nghị cần sớm hoàn tất xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung nếu có và đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ.

Chủ đầu tư các dự án đã kiến nghị Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các ban ngành khác giải quyết sớm các thủ tục cho các dự án đã vướng mắc nhiều năm về thủ tục đất đai, cấp phép xây dựng, thúc đẩy việc tính tiền sử dụng đất bổ sung, ưu tiên cấp sổ đỏ trước cho người dân, sớm hoàn tất nghĩa vụ tài chính bổ sung…

Ngày 21/05/2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chủ trì cuộc họp với Lãnh đạo các Sở, ngành để xem xét, xác định hướng xử lý 64 dự án theo Báo cáo số 14/2022/CV-HoREA của Hiệp hội. Theo đó, Chủ tịch TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Thanh tra thành phố, Sở Tư pháp, Cục Thuế thành phố và các đơn vị liên quan, khẩn trương nghiên cứu nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp tại Công văn nêu trên; kịp thời trao đổi, làm việc và hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, khẩn trương báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, quyết định. Báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân thành phố trong 30 ngày làm việc.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement