12/11/2019 18:23
Lương cơ sở sẽ được tăng lên 1,6 triệu đồng từ ngày 1/7/2020
Theo Nghị quyết thông qua chiều 12/11, Quốc Hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở cho công chức lên lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Quốc hội phê duyệt điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1-7-2020.
Theo dự kiến mức lương của cán bộ, công chức được tính theo công thức: Mức lương từ ngày1/7/2020 = lương cơ sở 1,6 triệu đồng x hệ số hiện hưởng. Trước đó, hệ số này là chuyên gia cao cấp có 3 hệ số lương 8.80, 9.40 và 10.00, tương ứng với 3 bậc có mức lương là:14,08 triệu; 15,04 triệu và 16 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên mức lương này không áp dụng chức danh lãnh đạo được bầu cử hoặc bổ nhiệm trong lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá - nghệ thuật.
Ngoài ra lương cán bộ, công, viên chức, lực lượng vũ trang, công chức được chia thành 6 nhóm theo ngạch gồm: A3, A2, A1, A0, B và C. Tương ứng với đó là từng ngạch, bậc và mức lương cụ thể.
Với tỉ lệ 93,37% đại biểu tán trong phiên họp ngày 12/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Theo đó tổng số thu ngân sách Nhà nước sẽ là 1,5 triệu tỉ đồng và tổng chi ngân sách là 1,7 triệu tỉ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 234.000 tỉ đồng, tương đương 3,44% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trong đó, bội chi ngân sách trung ương là 217.800 tỉ đồng, tương đương 3,2% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 17.000 tỉ đồng, tương đương 0,24% GDP.
Bên cạnh đó, Quốc hội điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trung hạn giai đoạn từ 2016 – 2020 và dự toán ngân sách năm 2019 cho một số chương trình quốc gia, giảm nghèo, nguồn vốn.
Quốc hội giao Chính phủ điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, đồng thời phối hợp đồng bộ, linh hoạt với các chính sách tiền tệ, hướng đến mục tiêu ổn định kinh tế, ngăn chặn lạm phát, thúc đẩy kinh doanh, tăng cường kỷ luật, trách nhiệm của người sử dụng và người đứng đầu tài chính.
Quốc hội đề nghị năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.
Đặc biệt Quốc hội yêu cầu phải tập trung toàn bộ tinh thần và sự nghiêm túc trong quản lý thu ngân nhà nước, xem xét các khoản thu, sử dụng nguồn thu từ sổ xố kiến thiết, điều hành chi ngân sách theo dự toán, phải tiết kiệm chi, kiểm soát chặt chẽ bội chi…
theo Phụ nữ Mới
Advertisement
Advertisement