Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu phương Tây có áp đặt được giới hạn giá dầu của Nga?

Kinh tế thế giới

05/07/2022 14:27

Tại Hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra ở Bavaria (Đức), nhóm 7 quốc gia giàu có nhất thế giới (G7) cho biết đang thăm dò tính khả thi của việc giới hạn giá dầu của Nga nhằm ngăn chặn Moscow thu lợi từ việc giá dầu đang tăng do cuộc chiến mà nước này gây ra tại Ukraina.
news

Hoa Kỳ, Đức và Anh cho biết trong một thông cáo chung rằng, họ sẽ cố gắng ngăn chặn việc xuất khẩu dầu của Nga bằng cách ngăn buộc các công ty mua với mức giá bằng hoặc thấp hơn một mức giá nhất định.

Trong khi các chi tiết của đề xuất này vẫn cần trong giai đoạn phác thảo thì Điện Kremlin đã lên tiếng bác bỏ và tỏ thái độ hoài nghi về đề xuất này.

Theo phác thảo, giới hạn về giá có thể được kích hoạt động thông qua một hệ thống để giảm hoặc cấm bảo hiểm hoặc tài trợ cho các chuyến hàng dầu của Nga trên một mức nhất định.

Liệu phương Tây có áp đặt được giới hạn giá dầu của Nga? - Ảnh 1.

Trạm nén khí của một hệ thống đường ống dẫn khí ở Leningrad, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN.

Nói một cách dễ hiểu, nếu một tàu chở dầu đồng ý nhận một lô hàng dầu từ Nga với giá cao hơn mức quy định của G7 cho mỗi thùng, họ sẽ không thể nhận được các dịch vụ bảo hiểm và tài chính cần thiết để giao dịch.

Nhưng có một điều rõ ràng là, để một động thái như vậy có hiệu quả, G7 sẽ cần thu hút các quốc gia ngoài thành viên tham gia - đặc biệt là những nước tiêu thụ dầu thô nhiều của Nga như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ - đồng thời họ sẽ cần phải tìm các nhà sản xuất nhiên liệu khác thay thế vào khoảng trống đó.

"Đó sẽ là một thách thức, có vẻ như nó có thể thực thi được ở các nước phương Tây, nhưng trên thị trường quốc tế thì nó cần nhiều quốc gia khác nhau tham gia, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc", Timothy Ash, một nhà kinh tế tại tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại London cho biết.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel, nói với các phóng viên tại Bavaria rằng, các nhà lãnh đạo G7 sẽ thảo luận về một cơ chế kỹ thuật có tác động đến giới hạn giá dầu thông qua các dịch vụ liên quan đến dầu mỏ và bảo hiểm xuất khẩu.

Đáp lại, Moscow nói rằng, bất kỳ kế hoạch giới hạn giá nào cũng sẽ dẫn đến sự khan hiếm trên thị trường dầu mỏ toàn cầu và khiến giá dầu tăng cao đối với người tiêu dùng châu Âu.

"Đây là một nỗ lực khác nhằm can thiệp vào các cơ chế thị trường, điều này chỉ có thể dẫn đến sự mất cân bằng của thị trường", Phó Thủ tướng Nga, Alexander Novak, cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tuần trước.

Giải pháp mang tính "phần thưởng và đe dọa"

Benedict McAleenan, một người quản lý tại Công ty Helmsley Energy và là thành viên cấp cao của Tổ chức tư vấn Policy Exchange ở London, cho biết: "Về cơ bản, nó sẽ ngăn các tổ chức tài chính, đặc biệt là các công ty bảo hiểm tàu chở dầu của Nga trừ khi dầu được định giá dưới mức giá đã thỏa thuận".

"Về lý thuyết, đó là một giải pháp khá thanh lịch vì nó sử dụng phương pháp" đe dọa và phần thưởng". Phần thưởng là cơ hội mua dầu của Nga thậm chí còn rẻ hơn. Mối đe dọa là viễn cảnh bị trừng phạt và không thể giao thương với các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU nếu như các nước vi phạm lệnh cấm này", ông nói thêm.

Liệu phương Tây có áp đặt được giới hạn giá dầu của Nga? - Ảnh 2.

Ảnh: TASS/TTXVN.

Câu hỏi đặt ra là trước đó, có một kịch bản nào như vậy mà có tính khả thi hay không? McAleenan nói: "Các biện pháp trừng phạt dầu mỏ của Iran hoạt động khá tốt trong việc hạn chế nền kinh tế Iran trong khi vẫn cho phép xuất khẩu dầu".

Nhưng theo McAleenan, để kế hoạch này thành công, cần phải có một liên minh của nhiều khách hàng. "Nó thực sự sẽ là một' monopsony ' (độc quyền mua), có nghĩa là chỉ một người mua hoặc một hệ thống mua và có thể quyết định giá cả trên thị trường", ông nói.

Ý tưởng này phản ánh khái niệm phổ biến hơn về độc quyền hoặc người bán chi phối, chẳng hạn như Tổ chức liên chính phủ của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

" 'Monopsony' tồn tại ở nhiều thị trường như hệ thống y tế được quốc hữu hóa và chúng có thể rất hiệu quả trong việc hạ giá. Nhưng có thể có đủ loại hậu quả không lường trước được, chẳng hạn như thúc đẩy thị trường chợ đen cũng như sự kém hiệu quả của thị trường", McAleenan nói thêm.

Thảo luận về các yếu tố kinh tế là một chuyện, nhưng khi đối phó với một quốc gia như Nga và một nhà lãnh đạo khó đoán như Vladimir Putin, hậu quả có thể vượt ra ngoài thị trường và giá cả. Bởi, một quyết định như vậy sẽ ảnh hưởng đến các kênh chính trị và ngoại giao.

"Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên tồi tệ hơn", Natasha Lindstaedt, Giáo sư về chính phủ và quan hệ quốc tế tại Đại học Essex, nói.

"Nga đã thể hiện chiến thuật trơ trẽn của mình trước khi từ chối xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Vì vậy, có thể an toàn không khi giả định rằng, Nga sẽ ngừng xuất khẩu sang phương Tây nếu G7 cố gắng thực hiện điều này hoặc ít nhất là hạn chế nguồn cung", ông nói thêm.

Ngoài ra, cũng theo chuyên gia này, Moscow biết rằng họ có nguồn thu lớn từ việc bán các sản phẩm năng lượng khác cho Trung Quốc, Ấn Độ và các nơi khác. TT Putin tự tin rằng nước Nga có thể tồn tại và giảm xuất khẩu các sản phẩm của mình sang châu Âu.

Cần một hệ thống cung cấp mới

Ngoài việc là là lá bùa hộ mệnh của thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản, dầu mỏ cũng là một lĩnh vực được bảo vệ và kiểm soát bởi nhiều quốc gia và điều này khiến các nhà phân tích không khỏi nghi ngờ rằng, liệu sẽ có các nhà cung cấp thay thế có thể xuất hiện một cách đột ngột để thay thế cho Nga.

Liệu phương Tây có áp đặt được giới hạn giá dầu của Nga? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Ash nói: "Tôi nghĩ rằng có những đàm phán đang xảy ra ở hậu trường. Các nguồn thay thế cho châu Âu sẽ là Ả Rập Xê-út và UAE, nhưng để có một hệ thống cung cấp hoàn toàn mới cần rất nhiều thời gian - và thực tế là phần lớn châu Âu phụ thuộc vào Nga và điều này là không thể tránh khỏi".

"Và Nga biết các lựa chọn thay thế là gì. Đó là tạo ra các trạm khai thác khí đốt mới; vận chuyển dầu từ các nhà sản xuất khác,...", ông nói thêm.

Theo một số nhà quan sát, có lẽ thuộc tính đáng sợ nhất của TT Putin là sự kiên nhẫn và dường như ông sẵn sàng chơi một trò chơi lâu dài và tàn bạo. Có thể mùa Đông này, cơn thịnh nộ của ông có thể được thể hiện khi một châu Âu cần nhiệt và nhiên liệu, và người tiêu dùng phải đối mặt với giá năng lượng phi lý ngay cả khi nó được áp dụng một giới hạn về giá.

Ash nói: "Tôi e rằng có vẻ như giá sẽ tăng lên. Trừ khi chúng ta thấy một số giải pháp về Ukraina. Ở một mức độ nào đó, Vương quốc Anh có năng lượng của riêng mình, Pháp có điện hạt nhân, Ý có một số nguồn thay thế, nhưng liệu nó có đủ?

"Về vấn đề khí đốt, người ta cần nhìn vào điểm cuối của các đường ống - nó ở Tây Ban Nha, miền Nam nước Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Áo - tất cả những quốc gia này sẽ cần phải đưa ra quyết định về lập trường của họ đối với Ukraina nếu muốn Nga tiếp tục nguồn cung", Ash nói thêm.

"Đây là lý do tại sao Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelenskyy tuyên bố rằng chiến tranh cần phải kết thúc vào tháng Giêng do có lo ngại rằng mùa Đông sẽ tạo ra nhu cầu lớn về năng lượng và Nga sẽ có lợi thế hơn", Lindstaedt nói thêm.

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ