Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thiệt hại chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc tăng lên hàng chục tỷ USD

Vĩ mô

06/11/2019 16:01

Trong cuộc chiến thương mại diễn ra trong hơn 1 năm qua, cả hai bên Mỹ-Trung đều là người chịu thất bại lên đến hàng chục tỷ USD.

Có thể có người chiến thắng và kẻ thua cuộc từ quan điểm chính trị khi nói đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng dữ liệu mới nhất cho thấy về mặt kinh tế, cả hai bên đều là kẻ thua cuộc. Điều này lý giải vì sao cả Mỹ và Trung Quốc đều đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận thương mại.

Về mặt chính trị, Tổng thống Donald Trump có thể tự hào rằng Trung Quốc đã mất nhiều hơn so với Mỹ. So với chín tháng đầu năm ngoái, dữ liệu thương mại được công bố hôm 5/11 cho thấy hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm mạnh 53 tỷ USD. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc chỉ giảm 14,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc ít hơn nhập khẩu rất nhiều. Vì thế, nếu quy ra phần trăm, tình hình ngược lại. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm 15,5%, nhập khẩu giảm 13,3%.

Đậu tương nhập khẩu tại một cảng biển ở Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Đậu tương nhập khẩu tại một cảng biển ở Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.

Nếu xem xét từng ngành cụ thể, thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều. So với 9 tháng đầu năm 2017 - thời điểm trước khi chiến tranh thương mại diễn ra, xuất khẩu quặng và khoáng sản sang Trung Quốc giảm 65%. Xuất khẩu lâm sản và gia súc giảm lần lượt 39% và 35%.

Với nông sản, kim ngạch xuất khẩu giảm 2 tỷ USD. Thiết bị vận tải giảm 5,8 tỷ USD có thể do các vấn đề của Boeing 737 Max. Đây sẽ là vấn đề kinh tế lớn với Mỹ nếu Trung Quốc thay đổi lựa chọn máy bay.

Dù vậy, nếu thỏa thuận thương mại hai nước được ký, và quan hệ nồng ấm trở lại, các ngành này sẽ tăng trưởng mạnh. Trong cuộc trao đổi với báo giới hôm qua bên lề Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ - Thái Bình Dương ở Bangkok (Thái Lan), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wibur Ross cho biết họ đang có tiến triển rất tốt trong việc hoàn tất đàm phán giai đoạn một với Trung Quốc.

"Tôi lạc quan rằng chúng tôi sẽ làm được điều gì đó. Việc hoàn tất giai đoạn một sẽ mang đến 2 tác động quan trọng. Một là thúc đẩy thương mại hai nước. Thứ hai, quan trọng hơn, là khôi phục niềm tin giữa hai quốc gia", ông cho biết.

Theo nguồn tin từ Financial Times, khoảng 112 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, gồm quần áo, đồ dùng và màn hình bị áp thuế 15% từ ngày 1/9, có thể được gỡ thuế này. Động thái này của Mỹ sẽ đáp ứng được yêu cầu chính của đoàn đàm phán Trung Quốc.

Giới chức Bắc Kinh đến nay vẫn muốn Mỹ rút bớt thuế nhập khẩu áp lên hàng hóa nước này. Dù vậy, Washington có thể sẽ muốn trao đổi lấy điều kiện khác, như tăng bảo hộ sở hữu trí tuệ với công ty Mỹ hay Trung Quốc cam kết chắc chắn hơn về việc mua nông sản.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tích cực đàm phán để kịp trình lên thỏa thuận giai đoạn một cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký kết vài tuần tới. Sau cuộc đàm phán hồi tháng 10, Mỹ đã hoãn kế hoạch nâng thuế với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 25% lên 30%, lẽ ra có hiệu lực ngày 15/10. Quan chức Mỹ cũng cho biết nếu ký được thỏa thuận, đợt áp thuế sắp tới lên gần 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, dự kiến từ ngày 15/12, cũng sẽ bị hủy bỏ.

Dù vậy, nguồn tin của FT cảnh báo tuy ngày càng nhiều người trong chính quyền Trump ủng hộ việc nhượng bộ thông qua gỡ bỏ thuế, Tổng thống Mỹ chưa chắc sẽ đồng ý. Do việc này sẽ khiến ông gặp bất lợi khi tái tranh cử.

"Rút thuế nhập khẩu là hành động rất rủi ro với Trump", Derek Scissors – nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định, "Hiện tại, Trump có thể nói thâm hụt thương mại với Trung Quốc giảm cho thấy mình đang thực hiện đúng cam kết tranh cử năm 2016. Vì thế, nếu gỡ bỏ thuế và thâm hụt lại tăng lên, đảng Dân chủ sẽ có cớ nói rằng ông ấy đang lừa dối cử tri".

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement