Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lần thứ 3 liên tục, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh và các nước đang phát triển

Phân tích

22/01/2019 08:47

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh xuống còn 2% trong năm nay do nguồn vốn ở các nền kinh tế mới nổi trong khu vực thấp.

Đây là lần thứ 3 liên tiếp, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Mỹ Latinh. Hồi tháng 4/2018, IMF ước tính GDP của khu vực sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng 2,8% trong năm 2019. 

Hầu hết các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại Mỹ Latinh tiếp tục giảm do sự thu hẹp về nguồn vốn.
Hầu hết các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại Mỹ Latinh tiếp tục giảm do sự thu hẹp về nguồn vốn.

Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos (Thụy Sỹ), Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde đã trình bày Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó cho biết triển vọng tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tại Mỹ Latinh tiếp tục giảm do sự thu hẹp về nguồn vốn và đồng tiền nội tệ của các nước trong khu vực mất giá mạnh so với USD. 

IMF dự báo kinh tế Mexico sẽ tăng trưởng 2,1% năm nay và 2,2% trong năm tới, giảm đáng kể so với con số ước tính đưa ra trước đó, do đầu tư tư nhân tại quốc gia Trung Mỹ này giảm. Trong khi đó, IMF cho biết kinh tế Argentina sẽ tăng trưởng âm trong năm 2019 do áp dụng những chính sách nhằm giảm sự mất cân đối trong nền kinh tế đã kìm hãm nhu cầu tiêu dùng trong nước. 

Đề cập tới Brazil, IMF cho biết nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh sẽ phục hồi dần dần. GDP của Brazil ước tính đạt 2,5% năm nay, tăng nhẹ so với dự kiến trước đó. Bên cạnh đó, cả khu vực Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm 2020 tới nhờ nền kinh tế Argentina được kỳ vọng phục hồi. 

Tin tức cho hay Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo đối đầu thương mại Mỹ-Trung, việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (còn gọi là Brexit), cùng những bất ổn khác đang có nguy cơ khiến tăng trưởng toàn cầu bị giảm sâu hơn nữa. 

IMF nhấn mạnh rằng các nguy cơ đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo, IMF đã hạ mức tăng trưởng toàn cầu trong năm nay xuống 3,5%, từ mức 3,7% đưa ra hồi tháng 10/2018. Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2020 là 3,6%. 

IMF cảnh báo trong bối cảnh đà tăng đã đi qua mức đỉnh, các nguy cơ đang kéo tăng trưởng toàn cầu đi xuống, các chính sách cần tập trung vào việc ngăn ngừa tình trạng tăng trưởng giảm sâu thêm. 

Một số nền kinh tế lớn cũng bị IMF hạ dự báo tăng trưởng mạnh như Đức, Italy và Mexico. Tại Đức, tiêu chuẩn khí thải mới đã tác động lớn đến tiêu dùng cá nhân. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Pháp chỉ bị giảm nhẹ bất chấp các cuộc biểu tình “Áo vàng” đang xảy ra. 

Đáng chú ý, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc lại không bị hạ dự báo. Đây cũng là hai quốc gia tạo ra nhiều nguy cơ nhất với tăng trưởng toàn cầu. Dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay và năm tới lần lượt là 2,5% và 1,5%. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong hai năm này được dự báo đều ở mức 6,2%. 

Dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay và năm tới lần lượt là 2,5% và 1,5%.
Dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay và năm tới lần lượt là 2,5% và 1,5%.

IMF cũng giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 đối với Saudi Arabia và khu vực do giá dầu thấp cùng với căng thẳng địa chính trị gia tăng. Đối với Saudi Arabia, IMF hạ dự báo từ mức 2,4% xuống còn 1,8%. Tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2019 đối với khu vực gồm Trung Đông, Bắc Phi, Afghanistan và Pakistan thêm 0,3 điểm phần trăm, xuống còn 2,4%. 

IMF nhận định trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu đã bị suy yếu bởi các biện pháp thuế quan đối với số hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt lẫn nhau, kinh tế thế giới càng trở nên dễ bất ổn với những nguy cơ khác. 

Một mối quan ngại khác là nguy cơ tăng trưởng của Trung Quốc giảm tốc mạnh, qua đó tác động lớn đến toàn bộ châu Á. Cho tới nay, biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc đã giúp giảm nhẹ được ảnh hưởng của tranh chấp thương mại. 

Ngoài những nguy cơ về thương mại, các tác nhân bất ổn chính trị khác như việc Chính phủ liên bang Mỹ đóng cửa một phần và nguy cơ nước Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận cũng sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement