Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kịch bản xấu nhất mà Israel lo ngại sau khi chính phủ Syria sụp đổ

Phân tích

11/12/2024 13:39

Israel không kích các trang thiết bị quân sự của Syria và tiến vào vùng đệm do Liên hợp quốc tuần tra tại Cao nguyên Golan, cho thấy họ lo ngại điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra sau khi chính phủ Syria sụp đổ.

Lo ngại về vũ khí sót lại và tình trạng hỗn loạn

Theo hãng tin AFP ngày 10/12, ông Yossi Mekelberg, chuyên gia về Trung Đông tại Chatham House (Anh) bình luận: "Chính phủ Israel… đang hành động dựa trên kịch bản xấu nhất".

Theo các nhà phân tích, Thủ tướng Benjamin Netanyahu từ lâu dường như coi việc ông Bashar al-Assad tiếp tục nắm quyền ở Syria là lựa chọn ít tệ nhất cho Syria, mặc dù ông Assad liên minh với các kẻ thù của Israel là Iran và nhóm Hezbollah ở Liban. Do đó, khi chính phủ của ông Assad sụp đổ, Israel lo ngại tình hình sẽ dẫn đến hỗn loạn. Hiện tại, các nhà lãnh đạo Israel có vẻ lo sợ rằng tình trạng hỗn loạn đó đã xảy ra.

Vào cuối tuần qua, Thủ tướng Netanyahu đã tuyên bố hiệp định đình chiến năm 1974 với Syria vô hiệu và ra lệnh cho binh sĩ tiến vào vùng đệm do Liên hợp quốc tuần tra dọc theo đường đình chiến.

Mỹ đã tuyên bố rằng hành động xâm nhập này của Israel chỉ được mang tính tạm thời. Liên hợp quốc cáo buộc Israel vi phạm hiệp định đình chiến năm 1974.

Sau đó, quân đội Israel đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích bằng đường không và đường biển vào các trang thiết bị quân sự của Syria, nhắm vào mọi thứ từ kho vũ khí hóa học đến hệ thống phòng không để ngăn số vũ khí này rơi vào tay lực lượng đối lập. Ngày 10/12, quân đội Israel ước tính rằng họ đã phá hủy 70-80% năng lực quân sự chiến lược của chính quyền Syria trước đây.

Kịch bản xấu nhất mà Israel lo ngại sau khi chính phủ Syria sụp đổ- Ảnh 1.

Khói bốc lên sau cuộc không kích xuống thủ đô Damascus, Syria ngày 9/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Syria, ông Geir Pedersen, đã kêu gọi ngừng ngay lập tức các cuộc không kích.

Theo tờ The Times of Israel, nhà phân tích Danny Citrinowicz thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) tại Tel Aviv đã dự đoán rằng Israel sẽ không kích các mục tiêu tại Syria trên quy mô lớn. Ông Citrinowicz nói: “Mọi thứ mang tính chiến lược ở Syria như tên lửa, máy bay, thậm chí cả trung tâm nghiên cứu khoa học của quân đội cũng sẽ bị đánh bom. Chúng ta không biết ai sẽ đối đầu với mình từ phía Syria, liệu đó có phải là al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo, hay bất kỳ ai khác, vì vậy chúng ta phải sẵn sàng bảo vệ thường dân”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, thông báo rằng quân đội đã được lệnh thiết lập một vùng phòng thủ an toàn, không có vũ khí và mối đe dọa khủng bố tại miền Nam Syria.

Theo nhà phân tích Aviv Oreg tại Trung tâm Meir Amit, mối lo ngại ngắn hạn quan trọng nhất đối với Israel là các kho vũ khí hóa học và vũ khí chiến lược còn sót lại. Ông nhấn mạnh tới quá khứ cực đoan của một số nhóm đối lập ở Syria và nói rằng nếu những vũ khí như vậy rơi vào tay họ, không ai biết họ sẽ làm gì với số vũ khí đó.

Tuy nhiên, ông Mekelberg đặt câu hỏi về cường độ và phạm vi của các cuộc không kích, cho rằng đây không phải cách tốt nhất để xây dựng cầu nối với chính quyền mới ở Syria.

Video Israel không kích kho vũ khí ở Syria (Nguồn: Reuters)

Lo ngại Syria sẽ bị chia cắt

Mặc dù có tâm lý lạc quan tại Syria về tương lai của đất nước, nhưng một số nhà phân tích Israel dự đoán quốc gia này sẽ bị chia cắt.

Ông Eyal Pinko, một chuyên gia an ninh tại Israel, cho rằng Syria có thể sẽ bị phân chia thành các khu vực theo sắc tộc - tôn giáo. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng sẽ không còn một Syria thống nhất nữa”.

Trong kịch bản tương lai này, Israel có thể chọn hợp tác với một số nhóm sắc tộc nhất định.

Ngày 9/12, Bộ trưởng Ngoại giao Israel, ông Gideon Sa’ar, cho rằng cộng đồng quốc tế cần bảo vệ người Kurd ở Syria, những người ông gọi là lực lượng ổn định. Ông cũng từng nhắc đến việc hợp tác với người Kurd ở phía Đông Bắc và người Druze ở phía Nam.

Chuyên gia Pinko cho rằng người Kurd sẽ không cai trị Syria nhưng Israel sẽ cố gắng hòa bình với bất kỳ ai mong muốn có hòa bình.

Trong khi đó, chuyên gia Mekelberg nhận định không nên đi theo hướng này, nhấn mạnh rằng hành động quân sự tại Golan và nỗ lực ưu tiên các nhóm sắc tộc cụ thể là sai lầm, có thể phá hoại bất kỳ mối quan hệ nào trong tương lai.

Lo ngại Iran chế tạo bom hạt nhân

Trong nhiều thập kỷ, Syria là đồng minh thân cận của Iran và là một điểm kết nối quan trọng để vũ khí của Iran tới Hezbollah.

Bị Israel gây thiệt hại lớn, Hezbollah có thể gặp khó khăn lớn trong tái trang bị nếu không có hỗ trợ từ Syria.

Ông Citrinowicz bình luận: “Syria rất quan trọng. Tôi dám nói rằng nếu không có Syria nằm dưới ảnh hưởng của Iran, thực sự không còn trục kháng chiến nào nữa”.

Trong thực tế, mối đe dọa từ Hezbollah, Syria và Iran, cũng như các lực lượng ở Iraq giờ đây đã giảm đáng kể đối với Israel.

Kịch bản xấu nhất mà Israel lo ngại sau khi chính phủ Syria sụp đổ- Ảnh 2.

Binh sĩ Israel được triển khai gần vùng đệm ở Cao nguyên Golan ngày 9/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Câu hỏi dành cho các chiến lược gia Israel là Iran sẽ phản ứng thế nào trong bối cảnh này. Ông Citrinowicz cho rằng Iran có thể khẩn trương hướng đến chế tạo một quả bom hạt nhân.

Chuyên gia Oreg cũng nhận định việc Iran chế tạo bom hạt nhân là mối lo chiến lược chính của Israel, bởi khi đối mặt với một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi.

Tuần trước, một báo cáo của Liên hợp quốc tiết lộ Iran dự kiến tăng mạnh sản xuất urani làm giàu cao, tức là chỉ còn vài bước nữa là đạt mức có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.

Nếu Iran đẩy nhanh quá trình chế tạo đầu đạn hạt nhân, Israel có thể chọn hành động quân sự, nhưng một số nhà phân tích đưa ra lựa chọn thay thế là có thể thuyết phục Iran tham gia đàm phán.

THÙY DƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement