Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 5/1: TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG

Chứng khoán

04/01/2023 21:15

TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 5/1, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị TPB: Mua với giá mục tiêu 34.000 đồng/CP

CTCK Phú Hưng - PHS: Kết thúc 9M 2022, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB) tăng trưởng 21% YoY (là tốc độ tăng trưởng 9M thấp nhất trong 5 năm qua) lên 8.607 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của TPB trong 9M 2022 tăng trưởng 35% YoY và đạt 4.741 tỷ đồng.

NIM của TPB cải thiện 2 bps so với cuối năm 2021 lên 4,38%, thuộc top 8 ngân hàng có NIM cao nhất toàn ngành. Dù vậy, NIM của TPB đang trong xu hướng thu hẹp từ Q1 2022 (4,44%). Tín dụng của TPB tăng trưởng 11,7% YTD, chỉ tăng 70 so với cuối Q1 2022.

Chất lượng tài sản giảm so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu của TPB đạt 0.91% vào cuối 9M 2022, tăng 9 bps so với cuối năm 2021, trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong 9M 2022 của TPB đạt 142%, giảm so với mức 152% vào cuối năm 2021.

Điểm nhấn đầu tư

Chiến lược chuyển đổi số toàn diện gia tăng lợi thế cạnh tranh. Ngân hàng đã chuyển đổi số tất cả các mảng hoạt động một cách toàn diện và chuyên sâu góp phần giúp tổng tài sản đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2018-2021 là 29%.

Ngân hàng trên đà tăng trưởng nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả. Khả năng cải thiện NIM (2,3% trong năm 2015 lên 4,36% trong năm 2021) được hỗ trợ bởi định hướng chiến lược tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và số hóa ngân hàng trong nhiều năm qua.

Định giá & khuyến nghị: Do hơn 60% dư nợ cho vay của TPB tập trung mảng bán lẻ và hơn 12% tăng trưởng tín dụng trong 9M 2022 là trái phiếu doanh nghiệp, nên PHS ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của TPB đạt 15.8%. PHS cho rằng xu hướng tăng lãi suất của NHNN sẽ tiếp tục rong H1 2023, tạo nên áp lực huy động vốn cho ngân hàng. Đồng thời, việc thực hiện theo lời kêu gọi của NHNN giảm lãi suất cho vay sẽ gây áp lực đến NIM của ngân hàng trong năm 2023. Qua đó, PHS ước tính NIM của TPB đạt 3,94%, giảm 16 bps so với năm 2022.

Hơn nữa, lãi suất gia tăng sẽ gây áp lực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, hơn nữa năm 2023 nhu cầu từ nhiều ngành tăng trưởng chậm lại do lạm phát và tác động của nhu cầu thế giới, PHS ước tính tỷ lệ nợ xấu của TPB đạt 1,15% trong năm 2023 và chi phí trích lập dự phòng năm 2023 của TPB tăng 20,1% YoY lên 2.965 tỷ đồng.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu TPB là 34.000 đồng/cp. Khuyến nghị: Mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro thị trường; (5) Rủi ro pháp luật; (6) Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp.

Khuyến nghị cổ phiếu 5/1: TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG - Ảnh 1.

Biểu đồ gá cổ phiếu TPB trong 1 tháng.

Khuyến nghị TCM: Xem xét cổ phiếu ở mức hiện tại

CTCK Yuanta Việt Nam – FSC: Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) công bố KQKD tháng 11 khả quan với doanh thu đạt 13,9 triệu USD (tăng 8,4% YoY và 2,3% MoM) và LNST đạt 0,8 triệu USD (tăng 470% YoY, không thay đổi MoM). Lũy kế 11T2022, công ty đạt doanh thu 170,3 triệu USD, tăng +23% YoY và LNST đạt 10,6 triệu USD, tăng 108% YoY, lần lượt hoàn thành 96% và 99% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2022.

Theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu dệt may theo tháng của Việt Nam bắt đầu giảm mạnh 33% từ tháng 9, hiện đã tăng nhẹ trở lại trong tháng 11 nhưng vẫn còn thấp hơn khoảng 25% so với mức đỉnh tháng 8 (~4 tỷ USD). TCM nhờ lợi thế chuỗi sản xuất khép kín và đa dạng hóa thị trường nên TCM vẫn tốt hơn trung bình ngành, doanh thu tháng 11 thấp hơn mức đỉnh tháng 8 là khoảng 20%. Cơ cấu doanh thu xuất khẩu chính tháng 11 gồm Mỹ (36%), Hàn Quốc (25%), Nhật (13%), Châu Âu (5,2%) trong đó thị trường Anh chiếm 4,74%.

Về tình hình đơn hàng mới, TCM cho biết tính đến giữa tháng 12, Công ty đã và đang nhận được phần lớn đơn hàng cho cho Q1/2023 và bắt đầu lên kế hoạch cho đơn hàng Q2/2023. Với việc kỳ vọng lãi suất Fed tạo đỉnh trong Q1/2023, FSC cũng kỳ vọng nhu cầu cho các sản phẩm dệt may có thể hồi phục tốt hơn từ Q2/2023 trở đi. TCM với vị thế đầu ngành và mạng lưới các khách hàng có sẵn, FSC kỳ vọng TCM sẽ có thể tận dụng tốt đà hồi phục này.

TCM đã khởi công đầu tư giai đoạn 2 nhà máy Vĩnh Long vào T5/2021. Theo đó, công suất hoạt động sẽ tăng thêm 9 triệu sản phẩm, tương đương 33% công suất hiện tại. FSC cho rằng sau những khó khăn vĩ mô hiện tại, TCM có thể hoàn thiện nhà máy trong năm 2023 để đón đầu đà hồi phục và hỗ trợ tăng trưởng.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, TCM đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 17.8x (tương ứng EPS TTM là 2.975 đồng). Mức Stock Rating của TCM ở mức 92 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của TCM tăng 3.8% với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với phiên giao dịch trước đó. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu hình thành mô hình Cup and Handle và Bullish Bat cho thấy triển vọng ngắn hạn tích cực hơn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của TCM cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA cổ phiếu này ở mức hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu khi xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.

Khuyến nghị cổ phiếu 5/1: TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG - Ảnh 2.

Biểu đồ gá cổ phiếu TCM trong 1 tháng.

Khuyến nghị STK: Tích cực với giá mục tiêu là 33.500 đồng/cp

CTCK Bảo Việt – BVSC: Công ty CP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) đã công bố BCTC Q3/2022, với doanh thu thuần và LNST-CĐTS trong Q3/2022 lần lượt là 515 tỷ đồng (+9,9% yoy) và 50 tỷ đồng (-19,7% yoy). Lũy kế 9T2022, doanh thu thuần và LNST-CĐTS đạt 1.685 tỷ đồng (+9,0% yoy, hoàn thành 65% kế hoạch) và 197 tỷ đồng (-2,9% yoy, hoàn thành 66% kế hoạch).

KQKD của STK đã chậm lại trong 2 quý trở lại đây trong bối cảnh lạm phát làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm may mặc, khiến các nhãn hàng là khách hàng gián tiếp của STK chưa thể giải phóng được lượng hàng tồn kho lớn. Chu kì đặt hàng-giao hàng của STK thường khoảng 2 tháng, vì vậy kì vọng phục hồi sẽ phụ thuộc vào tình hình đơn hàng kí mới trong Q1/2023.

Theo xu hướng giảm thiểu "thời trang nhanh", hướng tới các tác động bảo vệ môi trường, nhiều nhãn hàng cam kết nhiều hành động cụ thể như gia tăng sử dụng sợi tái chế trong cơ cấu sản phẩm, giảm thiểu rác thải, v.v. Để phục vụ cho xu thế này, STK có kế hoạch mở rộng công suất gấp 2 lần hiện tại trong giai đoạn 2023-2025 với dự án nhà máy Unitex và dự án Liên minh sợi-dệt-nhuộm.

BVSC hạ dự phóng Doanh thu thuần và LNST-CĐTS năm 2022 của STK xuống lần lượt là 2.250 tỷ đồng (+10%yoy) và 241 tỷ đồng (-13%). Một số giả định chính bao gồm sợi nguyên sinh có sản lượng +4%yoy, giá bán +5%yoy, price gap giảm và sợi tái chế chiếm 51% cơ cấu doanh thu nhờ giá bán +10%yoy khi price gap mở rộng.

BVSC dự phóng Doanh thu thuần và LNST-CĐTS năm 2023 của STK lần lượt là 2.286 tỷ đồng (+2%yoy) và 231 tỷ đồng (-4%); lợi nhuận sụt giảm do nhu cầu may mặc tại các thị trường phương Tây vẫn chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng CARG giai đoạn 2021- 2027 cho Doanh thu thuần và LNST-CĐTS kì vọng đạt 14-14,5%, động lực tăng trưởng tới từ: (1) gia tăng tỷ trọng sợi tái chế trong cơ cấu doanh thu; và (2) mở rộng gấp đôi công suất thiết kế.

Theo đó, BVSC đưa ra mức giá mục tiêu là 33.499 đồng/cp đối với cổ phiếu STK từ hai phương pháp FCFE và P/E. Mức giá đóng cửa của STK tại ngày 27/12/2022 là 26.000 đồng/cp tương ứng với tiềm năng tăng trưởng 28,8%, vì vậy BVSC đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM với STK ở mức giá này. Với triển vọng dài hạn tích cực của sợi tái chế và mức định giá chiết khấu sâu, BVSC cho rằng đáy lợi nhuận sẽ là thời điểm phù hợp để bắt đầu nắm giữ STK với tầm nhìn dài hạn.

Khuyến nghị cổ phiếu 5/1: TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG - Ảnh 3.

Biểu đồ gá cổ phiếu STK trong 1 tháng.

Khuyến nghị GMD: Mua với giá mục tiêu là 57.400 đồng/cp

CTCK SSI - SSI Research: Công ty CP Gemadept (HOSE: GMD) đã thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ. SSI đánh giá giao dịch thoái vốn này sẽ mang lại tác động tích cực đối với cổ phiếu GMD, do có thể mang lại khoản lợi nhuận đột biến cho năm 2023, và giúp dự án cảng Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 tăng sản lượng nhanh hơn.

Trong bối cảnh khó khăn của ngành cảng biển trong năm 2023, GMD có thể tìm cách duy trì tăng trưởng sản lượng, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh tại khu vực cụm cảng Hải Phòng vốn có tính cạnh tranh cao bằng cách tập trung nguồn lực vào cảng Nam Đình Vũ và đồng thời sử dụng tiền thu được từ giao dịch thoái vốn cho các dự án mới đầu tư để giảm bớt gánh nặng tài chính trong môi trường lãi suất cao.

Trong kịch bản cơ sở, SSI ước tính LNTT năm 2023 sẽ tăng 85% so với cùng kỳ lên 2,4 nghìn tỷ đồng. SSI khuyến nghị MUA cổ phiếu GMD và điều chỉnh tăng giá mục tiêu 1 năm lên 57.400 đồng/cp (từ 45.200 đồng/cp), tương ứng với tiềm năng tăng trưởng 25%.

Khuyến nghị cổ phiếu 5/1: TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG - Ảnh 4.

Biểu đồ gá cổ phiếu GMD trong 1 tháng.

Khuyến nghị FCN: Mua với giá mục tiêu là 13.839 đồng/CP

CTCK Vietcombank (VCBS): CTCP Fecon (FCN – sàn HOSE) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nền móng, thi công hạ tầng ngầm và là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam có năng lực thi công phần ngầm cho các công trình có sức nặng lớn (tòa nhà chọc trời, công trình giao thông lớn, nhà máy công nghiệp nặng,…).

Với việc tập trung vào lĩnh vực đặc thù, có yêu cầu kĩ thuật cao, FCN tránh được áp lực cạnh tranh gay gắt trong đấu thầu thi công dự án, đồng thời hưởng mức biên lợi nhuận gộp cao và ổn định hơn đáng kể so với các doanh nghiệp xây lắp thông thường.

Nhu cầu thi công nền móng tăng cao từ 2023: Các dự án công nghiệp nặng (Hòa Phát Dung Quất 2, Nhiệt điện Vũng Áng 2 và Nhơn Trạch 3&4) bắt đầu tiến hành thi công.

Trong năm 2023, các dự án đầu tư hạ tầng giao thông lớn trong chu kì đầu tư 2021-2025 bắt đầu được khởi công. Do đó, nhu cầu xử lý nền đất dự báo tăng cao trong các năm 2023-2024 khi đây là một trong các gói thầu được triển khai đầu tiên trong chu kì đầu tư dự án.

Phần lớn các dự án cao tốc và hạ tầng giao thông trong chu kì đầu tư mới nằm tại khu vực có nền đất tương đối yếu, qua đó thúc đẩy nhu cầu và mức đầu tư phân bổ cho hạng mục xử lý nền móng.

Trong năm 2022, hoạt động thi công điện gió của FCN bị suy giảm đáng kể khi: (1) Các dự án tồn đọng được hoàn tất thi công và đi vào hoạt động; (2) Hoạt động đầu tư điện gió đình trệ sau giai đoạn ưu đãi giá bán điện và các nhà đầu tư cần chờ định hướng từ quy hoạch điện 8, cơ chế giá điện mới.

Tuy vậy, Quy hoạch Điện 8 dự kiến sẽ được thông qua vào đầu năm 2023 với trọng tâm đầu tư vào nguồn điện NLTT (đặc biệt điện gió). Các dự án điện gió ngoài khơi dự kiến sẽ được hưởng chính sách ưu đãi để đẩy mạnh phát triển trong các năm tới.

Kì vọng làn sóng đầu tư mới trong lĩnh vực điện gió. FCN sở hữu vị thế cạnh tranh tốt nhờ liên kết với các chủ đầu tư lớn và là một trong các doanh nghiệp hiếm hoi sở hữu năng lực thi công dự án điện gió ngoài khơi (có yêu cầu kĩ thuật cao hơn đáng kể các dự án trên bờ).

Trong Q4.2022, FCN đã chính thức đạt được thỏa thuận chuyển nhượng phần vốn góp tại dự án điện gió Vĩnh Hảo 6, giúp mang về nguồn lợi nhuận và dòng tiền tích cực cho doanh nghiệp.

Dòng tiền từ thoái vốn dự án kì vọng giúp FCN giải tỏa một phần áp lực nợ vay và tạo dư địa tài chính cho việc đẩy mạnh triển khai các gói thầu lớn trong năm 2023.

Chúng tôi dự phóng năm 2023 Fecon sẽ đạt doanh thu thuần 6.256 tỷ đồng, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 159 tỷ đồng. Với mức định giá theo phương pháp P/B và phương pháp P/E, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu của FCN là 13.839 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu này.

Khuyến nghị cổ phiếu 5/1: TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG - Ảnh 5.

Biểu đồ gá cổ phiếu FCN trong 1 tháng.

Khuyến nghị HHV: Mua với giá mục tiêu là 13.240 đồng/CP 

CTCK Vietcombank (VCBS): Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu HHV của CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả là dòng tiền dồi dào từ hoạt động vận hành trạm thu phí, nhiều dư địa mở rộng danh mục hạ tầng đầu tư, và triển vọng tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng.

Chúng tôi dự phóng năm 2023, HHV sẽ ghi nhận doanh thu thuần 2.482 tỷ đồng, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ là 345 tỷ đồng.

Với phương pháp định giá P/B và phương pháp P/E, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho HHV là 13.240 đồng/CP và khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Khuyến nghị cổ phiếu 5/1: TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG - Ảnh 6.

Biểu đồ gá cổ phiếu HHV trong 1 tháng.

Khuyến nghị VCG: Mua với giá mục tiêu là 23.298 đồng/CP

CTCK Vietcombank (VCBS): Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán VCG – sàn HOSE) đầu tiên phải kể đến là vị thế ông lớn trong lĩnh vực xây dựng được khôi phục.

Cụ thể, sau khi hoàn thành thoái vốn nhà nước và ổn định bộ máy, VCG đã thúc đẩy mạnh mẽ trở lại lĩnh vực xây dựng với việc trúng thầu nhiều dự án quy mô lớn với chất lượng thi công được đánh giá cao. VCG sở hữu lợi thế tốt để cạnh tranh: (1) Quy mô lớn, hệ thống trải khắp cả nước và nguồn lực tài chính dồi dào; (2) Hiệu quả dòng tiền tại dự án cao hơn đáng kể so với các đối thủ.

Thứ hai là tham vọng tại lĩnh vực bất động sản. Mảng bất động sản sẽ được VCG đẩy mạnh trong các năm tới nhằm tận dụng các lợi thế: (1) Quỹ đất lớn và vị thế cao trong đấu thầu phát triển dự án, thậm chí các dự án tại vùng lõi đô thị; (2) Kinh nghiệm phát triển bất động sản của nhóm cổ đông lớn.

Tiến độ đầu tư dự án có thể chậm lại trong giai đoạn 1-2 năm tới do sự chững lại của thị trường. Tuy vậy khả năng tạo dòng tiền và tiềm năng dài hạn của các dự án là khá tốt xét đến: (1) Các dự án đang mở bán sở hữu vị trí thuận lợi và đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân; (2) Dự án trọng điểm Amatia Cát Bà hưởng lợi từ cơ chế đặc thù cho TP.Hải Phòng.

Lợi thế từ chuỗi giá trị: VCG sở hữu mảng sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông thương phẩm, cấu kiện xây lắp…) với mức đóng góp lớn trong cơ cấu lợi nhuận gộp.

Mô hình phát triển chuỗi giá trị đầy đủ trên một tuyến hạ tầng giao thông (Cung cấp vật liệu xây dựng – Xây lắp – Đầu tư hạ tầng – Bất động sản) khá thành công tại dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. VCG dự kiến sẽ nhân rộng mô hình trên và giúp doanh nghiệp sở hữu năng lực vượt trội trong khai thác dòng tiền và tối ưu lợi ích kinh tế trên các gói thầu xây dựng.

Định giá theo phương pháp P/P và phương pháp FCFF, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho VCG là 23.298 đồng/CP và khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Khuyến nghị cổ phiếu 5/1: TPB, TCM, STK, GMD, FCN, HHV, VCG - Ảnh 7.

Biểu đồ gá cổ phiếu VCG trong 1 tháng.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement