Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 4/1: VRE, FPT, LHG, IDC

Chứng khoán

03/01/2023 19:29

VRE, FPT, LHG, IDC là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 4/1, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị VRE: Mua với giá mục tiêu 32.817 đồng/CP

CTCK MBS: Lặp lại khuyến nghị mua cổ phiếu VRE với giá mục tiêu 32.817 đồng/cp vào cuối 2023 dựa trên kỳ vọng năm 2023 không phát sinh gói hỗ trợ COVID, mở mới 6 trung tâm thương mại và doanh thu chuyển nhượng BĐS tăng mạnh.

Kết quả kinh doanh Q3/2022 của Công ty CP Vincom Retail (HOSE: VRE) phù hợp với dự phóng của ACBS với doanh thu thuần hơn 2.000 tỷ đồng (+155% n/n) và LNST đạt 794 tỷ đồng, tăng 33 lần n/n. Kết quả kinh doanh 9T2022 tăng trưởng mạnh với doanh thu thuần đạt 5.224 tỷ đồng (+16% n/n) và LNST đạt 1.944 tỷ đồng (+63% n/n), lần lượt hoàn thành 65% và 81% kế hoạch. Kết quả này chủ yếu nhờ mảng cho thuê bất động sản hồi phục mạnh mẽ.

Mảng cho thuê bất động sản tăng trưởng chủ yếu nhờ gói hỗ trợ khách thuê thấp hơn, 3 TTTM khai trương vào Q2/2022 và giá thuê tăng

VRE có tình hình tài chính tốt với số dư tiền mặt ròng là 1.050 tỷ đồng và tỷ lệ Tiền mặt ròng/Vốn chủ sở hữu là 3,2% vào cuối Q3/2022 so với mức 330 tỷ đồng và 1,1% vào cuối năm 2021. 

Công ty có tổng nợ gần 3.200 tỷ đồng, trong đó 94% là trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất thả nổi và tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của các TTTM. Hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn vào tháng 4/2023 và phần còn lại vào tháng 8/2025. 

ACBS cho rằng, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối của VRE là không đáng kể do không có nợ ngoại tệ và số dư tiền mặt ròng ước tính sẽ duy trì cho đến cuối 2023.

Khuyến nghị cổ phiếu 4/1: VRE, FPT, LHG, IDC - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu VRE trong 1 tháng.

Khuyến nghị FPT: Mua với giá mục tiêu 96.000 đồng/CP

CTCK KBSV: Công ty gần như hoàn thành một năm 2022 thành công với mức tăng trưởng 31% của mảng dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài và được kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong 2023. ACBS duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 96.000 đồng/cp, tương ứng tỷ suất sinh lợi 27,7% vào cuối 2023.

Công ty CP FPT (HOSE: FPT) công bố doanh thu thuần 9T2022 đạt 30.975 tỷ đồng, tăng 24,1% n/n và LNTT đạt 5.665 tỷ đồng, tăng 23,8% n/n. Tăng trưởng tương ứng trong 11T2022 đạt 23,4% và 22,5%.

Mảng Dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu tăng 29,4% trong 9T và 31% n/n trong 11T2022. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 9T2022 tăng 27,6% n/n, với biên LNTT đạt 16,5%, tương tự như 9T2021

Hoạt động dịch vụ CNTT thị trường trong nước ghi nhận doanh thu tăng 11,8% trong 9T và 2,7% n/n trong 11T2022. Kết quả này phần lớn do khu vực ngân hàng và bất động sản tăng trưởng chậm do gặp nhiều khó khăn và tình hình tăng trưởng tín dụng hạn chế trong thời gian qua.

Doanh thu và LNTT của mảng dịch vụ viễn thông trong 9T2022 lần lượt tăng 16,1% và 20,5% n/n, đạt 10.243 tỷ đồng và 1.928 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của dịch vụ băng thông rộng tăng 9,3% n/n trong khi các hoạt động khác tăng 25,1% n/n. Biên LNTT của toàn bộ mảng dịch vụ viễn thông đạt 18,8% so với 18,1% trong 9T2021 nhờ tăng trưởng lợi nhuận của dịch vụ Pay TV.

Hoạt động giáo dục tiếp tục tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 47%, đạt 3.104 tỷ đồng trong 9T2022. FPT định hướng tiếp tục mở rộng hoạt động theo cả chiều dọc (mở các khóa đào tạo mới) và chiều ngang (mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc) theo mô hình cơ sở giáo dục lớn, đầu tư thêm cho hệ thống campus, trường học cho nhiều cấp học.

Tóm lại, cho cả năm 2022, ACBS dự phóng doanh thu thuần và LNTT của FPT là 43.883 tỷ đồng (+23,1% n/n) và 7.759 tỷ đồng (+22,4% n/n). Dự phóng tăng trưởng tương ứng cho 2023 là 17,8% và 18,2% n/n dựa trên đà tăng trưởng của các mảng hoạt động chính trong khi triển vọng của mảng dịch vụ CNTT trong nước kém lạc quan.

Sử dụng phương pháp SOTP (cụ thể là sử dụng phương pháp P/E cho Synnex FPT, DCF kết hợp EV/Doanh thu cho FRT và DCF kết hợp P/E cho phần còn lại của FPT), giá mục tiêu của ACBS cho cổ phiếu là 96.238 đồng/cp, tương đương với mức sinh lời 27,7% vào cuối năm.

Khuyến nghị cổ phiếu 4/1: VRE, FPT, LHG, IDC - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu FPT trong 1 tháng.

Khuyến nghị LHG: Mua với giá mục tiêu 41.000 đồng/CP

CTCK Vietcombank – VCBS: Công ty CP Long Hậu (HOSE: LHG) đang kinh doanh 3 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 370 ha tại Long An – Ngay cạnh TP.HCM và cảng Hiệp Phước. Tổng diện tích có thể cho thuê còn lại hơn 50 ha.

LHG đang xin cấp phép thêm 290 ha khu công nghiệp: Long Hậu 3.2 (90 ha tại Long An) và An Định (200 ha tại Vĩnh Long). Hiện đang sở hữu hơn 100.000 m2 nhà xưởng xây sẵn tại Long An, khu công nghiệp Đà Nẵng và đang tiếp tục mở rộng.

Luận điểm đầu tư dành cho LHC là Tài chính lành mạnh với tỷ lệ D/A chỉ 5% với lượng tiền mặt dồi dào.

Bên cạnh đó, Long Hậu 3.1 còn hơn 50ha đất trống với 20ha có thể cho thuê ngay. Giá cho thuê đạt mức cao với 250 USD/m2 /kỳ thuê với tiềm năng lớn thu hút các nhà đầu tư làm trung tâm phân phối, nhà xưởng, và sản xuất phục vụ thị trường nội địa. 100.000 m2 nhà xưởng đem về dòng tiền ổn định và đang tiếp tục mở rộng.

Thêm vào đó, LHG sở hữu 11,69 ha tại Đà Nẵng và 11ha tại Long Hậu 3.1 sẵn sàng có thể xây nhà xưởng. Dòng tiền hiện tại đem về hàng năm đạt hơn 100 tỷ đồng. Long Hậu 3.2 (90ha) và An Định (200ha) sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong dài hạn của LHG.

Với dự phóng năm 2023 doanh thu thuần 744 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 297 tỷ đồng, VCBS khuyến nghị mua cổ phiếu LHC với mức giá mục tiêu 41.000 đồng/cp.

Khuyến nghị cổ phiếu 4/1: VRE, FPT, LHG, IDC - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu LHG trong 1 tháng.

Khuyến nghị IDC: Mua với giá mục tiêu 59.400 đồng/CP

CTCK MBS: Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) là công ty có gốc nhà nước, được cổ phần hóa từ năm 2011. IDC hoạt động trên các mảng như KCN, BĐS dân cư, Sản xuất và phân phối điện, xây lắp CSHT… 

IDC là một trong các nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam bên cạnh Becamex, VSIP, KBC, Viglacera với 3,200ha đang cho thuê/sẵn sàng cho thuê và dự kiến hơn 1.000ha đang xin cấp phép.

Luận điểm đầu tư: Diện tích sẵn sàng cho thuê lớn lên tới hơn 720ha chủ yếu tại Long An, BR-VT, Bắc Ninh và Thái Bình. KCN Hựu Thạnh IP và Phú Mỹ 2& 2 MR còn nhiều quỹ đất nhất và đang thu hút khá nhiều dòng vốn với giá cho thuê rất tốt lên tới 125 – 135 USD/m2, các KCN như Quế Võ 2 và Cầu Nghìn cũng bắt đầu chứng kiến sự tăng trưởng nhanh trong nhu cầu và đang được đẩy nhanh GPMB, dự kiến 2023 sẽ hoàn thành.

Sở hữu giấy phép phân phối điện trong KCN Nhơn Trạch I, V và KCN Hựu Thạnh đồng thời sở hữu công suất 114 MW thủy điện đem lại dòng tiền ổn định hàng năm và có động lực tăng trưởng dựa trên diện tích cho thuê mới khá nhanh của KCN Hựu Thanh, Thủy điện Dak Mi 3 đã khắc phục xong sự cố vào Q4.2022.

Có thể phát triển điện áp mái bán trong nội khu mà không cần tới chính sách giá bán của EVN. IDC đang có kế hoạch lắp 150 MWp tới 2025.

Ngoài ra, IDC còn có kế hoạch xây dựng hơn 100ha nhà xưởng. Bắt đầu với 4,96ha tại KCN Nhơn Trạch I và 9,3ha tại KCN Hựu Thạnh dự kiến cho thuê từ 2023; cùng Dòng tiền đều từ việc thu phí đường bộ của công ty con HTI tại trạm thu phí An Sương – An Lạc (tới năm 2033) và QL51.

Với dự phóng năm 2023 doanh thu thuần 7.664 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.970 tỷ đồng, VCBS khuyến nghị mua cổ phiếu IDC với mức giá mục tiêu 59.400 đồng/cp.

Khuyến nghị cổ phiếu 4/1: VRE, FPT, LHG, IDC - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu IDC trong 1 tháng.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement