19/02/2023 18:48
Khuyến nghị cổ phiếu 20/2: TCB, PVT, PVD, PTB, HPG, POW
TCB, PVT, PVD, PTB, HPG, POW là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 20/2, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị TCB: Mua với giá mục tiêu là 43.100 đồng/CP
CTCK Bản Việt – VCSC: VCSC điều chỉnh giảm 3,1% giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) xuống 43.100 đồng/cp nhưng duy trì khuyến nghị MUA.
Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do định giá thấp hơn đến từ cả phương pháp thu nhập thặng dư và P/B mục tiêu do (1) mức giảm tổng cộng 4,0% trong dự báo của VCSC cho LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 và (2) mức tăng chi phí vốn chủ sở hữu của TCB từ 15,3% lên 15,5% do cập nhật hệ số beta.
VCSC điều chỉnh giảm 7,4% LNST sau lợi ích CĐTS 2023 xuống còn 20,1 nghìn tỷ đồng (-0,4% YoY) do dự báo của VCSC cho thu nhập từ lãi (NII) năm 2023 giảm 10,1% sau khi giảm NIM 41 điểm cơ bản chủ yếu do giảm 5 điểm % trong giả định của VCSC về tỷ lệ CASA. VCSC duy trì giả định về (1) tỷ lệ nợ xấu năm 2023 ở mức 1,4% với tỷ lệ xử lý nợ/dư nợ cho vay là 0,4% và (2) chi phí tín dụng năm 2023 cho cả khoản vay và trái phiếu ở mức 0,9%, đây là các kịch bản tiêu cực nhất của TCB đưa ra cho tỷ lệ nợ xấu và chi phí tín dụng.
Rủi ro đối với quan điểm tích cực của VCSC: Hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến; không duy trì được tỷ lệ CASA như kỳ vọng của VCSC; nợ xấu cao hơn dự kiến phát sinh từ các khoản cho vay và trái phiếu doanh nghiệp.
Khuyến nghị PVT: Xem xét mua ở mức giá hiện tại
CTCK Yuanta Việt Nam – FSC: Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) vừa công bố doanh thu Q4/2022 đạt 2.439 tỷ, tăng 17% YoY, LNST đạt 276 tỷ, tăng 18% YoY. Lũy kế cả năm 2022, doanh thu đạt 9.048 tỷ, tăng 21% YoY, LNST đạt 1,161 tỷ, tăng 39% YoY. Như vậy, PVT đã hoàn thành 139% kế hoạch doanh thu và 242% kế hoạch lợi nhuận.
KQKD 2022 tăng trưởng tích cực nhờ PVT đã đầu tư thêm 2 tàu chở sản phẩm dầu/hóa dầu và mua mới 2 tàu chở hàng rời. Biên lãi gộp tăng lên mức 18.3% (cùng kỳ 2021 là 16,6%). Thương vụ mua tàu chở dầu thô Aframax chưa thực hiện được trong 2022.
Động lực tăng trưởng của PVT sẽ là đội tàu mới mua thêm trong năm 2022 và kỳ vọng mua thành công tàu mới Aframax trong 2023. Giá dầu được kỳ vọng tiếp tục neo ở mức cao và căng thẳng Nga-Ukraine tiếp diễn sẽ tạo hỗ trợ tốt cho giá cước vận tải của PVT và các công ty con. Ban lãnh đạo cho biết PVT bắt đầu đàm phán tăng giá cước vận tải mỗi quý.
Trong 2 năm tới, số tàu mới dự kiến của PVT là 12-15 tàu, cùng với xu hướng Việt Nam sẽ tăng việc dùng khí LNG nhập khẩu vào sản xuất, FSC kỳ vọng đây sẽ là động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn của PVT.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, PVT đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 7,4x (tương ứng EPS TTM là 2.661 đồng). Mức Stock Rating của PVT ở mức 89 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của PVT đóng cửa tăng 3.6% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xuất hiện mô hình đảo chiều Bullish Bat. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu PVT cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp và tăng dần tỷ trọng lên mức tối đa 29% nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.
Khuyến nghị PVD: Mua với giá mục tiêu là 26.000 đồng/CP
CTCK BIDV – BSC: BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với PVD của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE: PVD) với giá mục tiêu cho năm 2023 là 26.000 đồng/cp (tương đương upside 23% so với giá đóng cửa ngày 15/02/2023 là 21.150 đồng/cp) dựa trên phương pháp P/B và EV/EBITDA với tỷ trọng là 50% - 50%. BSC cho rằng triển vọng kinh doanh của PVD sẽ trởnên tích cực hơn trong thời gian tới nhờ đơn giá cho thuê và hiệu suất sử dụng giàn tăng do sự phục hồi của thị trường khoan khu vực, trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt.
BSC dự báo năm 2023, DTT và LNST của PVD lần lượt đạt 6.848 tỷ đồng (+26% YoY) và 307 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 151 tỷ đồng), EPS FW = 360 đồng/cp với giả định (1) Hiệu suất hoạt động các giàn khoan tựnâng đạt mức trung bình 93%, (2) Giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2023 tăng lên mức 83.000 USD/ngày (+38% YoY), và (3) Trích lập dự phòng phần còn lại (16 tỷ VND) với đối tác KrisEnergy.
Quan điểm đầu tư: Hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng khu vực dự kiến tăng lên mức 90% nhờ nhu cầu được cải thiện, trong khi nguồn cung khu vực bị thắt chặt, và khó có thể cải thiện trong ngắn hạn; Giá thuê ngày giàn khoan tự nâng dự kiến đạt trên 100,000 USD (+25% YoY) trong năm 2023.
Rủi ro: Giá dầu biến động mạnh ảnh hưởng tới giá thuê giàn và lợi nhuận của PVD; HSHĐ trung bình các giàn khoan tự nâng thấp hơn kỳ vọng; Rủi ro tỷ giá và trích lập dự phòng.
Khuyến nghị PTB: Trung lập
CTCK VNDirect – VND: Doanh thu (DT) và LN ròng của Công ty CP Phú Tài (HOSE: PTB) tăng trưởng lần lượt 22% svck và 31% svck trong nửa đầu năm 2022, nhưng đã bắt đầu chậm lại kể từ Q3/22 khi nhu cầu xuất khẩu giảm.
DT đồ gỗ nội thất năm 2022 đạt 3.383 tỷ đồng (-1,3% svck), chỉ hoàn thành 78% dự phóng của VND, chủ yếu do sản lượng xuất khẩu yếu đi trong 6 tháng cuối năm. DT mảng đá năm 2022 tăng trưởng 18,3% svck, nhưng vẫn thấp hơn 12% so với dự phóng. Doanh thu mảng bất động sản năm 2022 giảm 20,7% svck xuống 405 tỷ đồng do PTB hoãn bàn giao dự án Phú Tài Residence (Quy Nhơn).
PTB hướng tới đẩy mạnh sản xuất đá thạch anh vào năm 2023 sau khi công ty mở rộng được tệp khách hàng thông qua các hội chợ thương mại tại Mỹ vào Q3/22. PTB đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đá thạch anh giai đoạn 2 tại Đồng Nai.
Công ty kỳ vọng dự án sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2023, nâng tổng công suất lên 630.000 m2/năm (tăng 40% so với công suất cũ). VND ước tính mảng đá thạch anh sẽ tăng trưởng 45%/23% svck, đóng góp 12,4%/14,0% vào doanh thu của PTB trong năm 2023/24.
Theo Hiệp hội các Doanh nghiệp Xây dựng Mỹ, doanh số bán nhà cho một hộ gia đình sẽ giảm còn 744.000 căn (-25,5% svck) trong 2023, trước khi tăng lên 925.000 căn vào 2024. Fastmarket dự báo mức tiêu thụ gỗ xẻ mềm của Mỹ sẽ giảm 4-5% (từ 2,2 tỷ feet ván gỗ (BBF)) xuống khoảng 48,2 BBF vào 2023.
Vì vậy, VND cho rằng nhu cầu về đồ gỗ nội thất và đá tự nhiên sẽ tiếp tục giảm trong năm 2023. Đồng thời, thị trường bất động sản Việt Nam có thể sẽ có một giai đoạn khó khăn trong 2023 cho đến khi chính sách tiền tệ thay đổi. VND kỳ vọng nhu cầu tăng trở lại trong Q1/24 nhờ mức nền thấp của Q1/23 và lãi vay mua nhà cũng như giá nhà tại Mỹ hạ nhiệt, qua đó hỗ trợ hoạt động kinh doanh cốt lõi của PTB (gỗ, đá) phục hồi.
VND dự phóng LN ròng của PTB đạt 455 tỷ đồng (-6,5% svck) và 531 tỷ đồng (+16,5% svck) trong gnăm 2023/24.
Theo đó, VND hạ khuyến nghị xuống Trung lập cho cổ phiếu PTB với giá mục tiêu thấp hơn là 48.200 đồng/cp. VND điều chỉnh giá mục tiêu giảm 46,9% xuống 48.200 đồng/cp sau khi chuyển định giá sang 2023 và giảm EPS năm 2023/24 37,5%/38,2%.
VND hạ khuyến nghị xuống Trung lập do nhận thấy không có động lực tăng giá đáng kể nào trong ngắn hạn. Tiềm năng tăng giá bao gồm nhu cầu đồ nội thất cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm nhu cầu mua nhà ở yếu hơn dự kiến do nhiều diễn biến vĩ mô bất lợi.
Khuyến nghị HPG: Nắm giữ cổ phiếu với giá mục tiêu 23.700 đồng/CP
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Doanh thu quý IV/2022, CTCP Tập đoàn Hòa Phát đạt 25.826 tỷ đồng (giảm 42% so với cùng kỳ năm trước) với khoản lỗ 1.992 tỷ đồng (giảm 127%). Sản lượng tiêu thụ đạt 1,756,000 tấn (giảm 31%) trong bối cảnh các doanh nghiệp Bất động sản gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng.
Doanh thu lũy kế đạt 141.409 tỷ đồng (giảm 6%), lợi nhuận sau thuế đạt 8.444 tỷ đồng (giảm 76%) với nửa cuối năm 2022 lỗ 3.784 tỷ đồng. Trong quý IV/2022, HPG ghi nhận 970 tỷ đồng doanh thu tài chính nhờ việc tỷ giá VND/USD hồi phục trong những tháng cuối năm.
Quý IV/2022, dòng tiền hoạt động kinh doanh của HPG đạt 5.440 tỷ đồng nhờ giảm tồn kho và thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn, qua đó, thay đổi vốn lưu động của HPG đạt 7.506 tỷ đồng (tăng 107% so với quý III/2022).
Nợ vay ngắn hạn và dài hạn được tiết giảm (giảm 12% so với quý trước) sẽ giúp giảm chi phí lãi vay trong 2023. Với việc tạm dừng hoạt động 4/7 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất 1, HPG sẽ hướng tới việc tối ưu chi phí sản xuất và cải thiện biên lợi nhuận.
Giá quặng sắt và than cốc tăng lần lượt 23% và 15% từ đầu quý IV/2022 tới nay, trong khi giá bán thép mới chỉ tăng tương ứng khoảng 8% do nhu cầu tiêu thụ nội địa sụt giảm, khiến biên lợi nhuận của HPG suy giảm mạnh (trong quý IV/2022 biên lãi gộp đạt -3% so với 21% cùng kỳ 2021).
Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HPG 2023F đạt 126.770 tỷ đồng (giảm 10% so với năm ngoái) và 3.799 tỷ đồng (giảm 55%). Kết hợp 2 phương pháp định giá P/E và EV/EBITDA, chúng tôi xác định giá mục tiêu của HPG là 23.700 đồng/cổ phiếu, đồng thời khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu này.
Khuyến nghị POW: Khả quan
CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 3% lên 14.800 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị mua cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW). Chúng tôi nhận định POW là cơ hội đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh mức tiêu thụ điện ổn định của Việt Nam và sự chuyển dịch cơ cấu sang lợi nhuận gộp với các nhà máy nhiệt điện lợi nhuận gộp Nhơn Trạch 3 và 4 trong tương lai của POW.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi là do chúng tôi nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2023-2027 thêm 3% do chúng tôi điều chỉnh tăng dự phóng lợi nhuận cho các nhà máy Cà Mau, Vũng Áng và NT2, bù đắp cho dự phóng lợi nhuận giảm đối với nhà máy Nhơn Trạch 1. Một phần chúng tôi nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế đối với nhà máy Cà Mau và NT2 là do chúng tôi giả định giá khí sẽ giảm.
Chúng tôi có quan điểm tích cực đối với tăng trưởng ngắn hạn của POW với mức tăng trưởng EPS dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt là 24% so với năm trước và 44%. Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2023 sẽ được dẫn dắt bởi mức tăng trưởng sản lượng 26% (cao hơn 13% so với kế hoạch của POW) sau đà giảm 3 năm liên tiếp do dịch COVID-19 và các sự cố kỹ thuật.
Trong khi đó, triển vọng ngành điện tích cực với dự báo mức tiêu thụ điện quốc gia ổn định (tăng trưởng 8%), nguồn cung trong nước thắt chặt hơn, ít sự cạnh tranh hơn từ mảng thủy điện và triển vọng giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) tích cực (tăng trưởng 7%).
Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp