Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 13/3: STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB

Chứng khoán

12/03/2023 18:02

STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 13/3, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị STB: Xem xét mua cổ phiếu ở mức giá hiện tại

CTCK Yuanta Việt Nam – FSC: Mức Stock Rating của STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín) ở mức 93 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của STB đóng cửa tăng 4,5% với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ nhanh chóng vượt mức kháng cự ngắn hạn 27.40 điểm.

Đồ thị giá của STB đã thoát khỏi mô hình tam giác cho thấy xu hướng TĂNG trung hạn có thế sẽ tiếp diễn. Xu hướng ngắn hạn của STB cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/3: STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu STB trong 1 tháng.

Khuyến nghị CSV: Trung lập với giá mục tiêu là 29.600 đồng/CP

CTCK Bảo Việt – BVSC: Công ty CP Hóa chất Cơ bản Miền Nam (HOSE: CSV) ghi nhận kết quả kinh doanh nổi bật trong năm 2022 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2.104 tỷ đồng (+33,5%YoY) và 406,5 tỷ đồng (+95,4%YoY) nhờ giá bán và sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm cốt lõi tăng mạnh, nhất là mảng Xút-Clo. Biên lãi gộp của CSV tăng mạnh 5,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 31,3% nhờ mức tăng giá bán cao hơn giá nguyên liệu đầu vào. Lũy kế cả năm 2022, CSV đã vượt 21% kế hoạch doanh thu và 103% chỉ tiêu lợi nhuận.

Điểm nhấn đầu tư

Giá Xút giảm trong 2023: BVSC nhận định giá Xút giảm trong ngắn hạn do (1) Trung Quốc là quốc gia có công suất sản xuất Xút lớn nhất thế giới và sẽ tăng sản lượng xuất khẩu Xút sau khi mở cửa trở lại; và (2) Giá Xút nhập khẩu của Trung Quốc rẻ hơn giá Xút nội địa do Việt Nam phải nhập khẩu muối công nghiệp – đầu vào sản xuất Xút với mức thuế suất ngoài hạn ngạch khá cao.

Di dời nhà máy sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của CSV trong trung hạn: Việc di dời nhà máy đang chậm tiến độ so với dự kiến là do gặp vướng mắc trong một số thủ tục pháp lý, dự kiến 2024-2028 mới hoàn thành xong việc di dời nhà máy. Bên cạnh đó, BVSC lo ngại việc di dời nhà máy sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty khi sản lượng sản phẩm sản xuất sẽ thấp do bị gián đoạn, buộc CSV có thể phải thương mại một số sản phẩm chính để "giữ chân" các khách hàng lớn - điều này sẽ "ăn mòn" lợi nhuận gộp của công ty.

Triển vọng tích cực hơn trong dài hạn: Ngành Xút là một trong những ngành hóa chất được Chính phủ quan tâm và chú trọng hiện nay do Xút được sử dụng chủ yếu trong ba ngành sản xuất lớn là giấy, Alumin (nhôm oxit) và ngành dệt. Theo báo cáo chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, nhu cầu Xút Việt Nam còn khá lớn, sản lượng Xút tiêu thụ sẽ tăng đến 925.000 tấn vào năm 2035, với CAGR ~4%/năm trong giai đoạn 2025-2035.

Theo đó, BVSC ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của CSV trong năm 2023 lần lượt đạt 1.945 tỷ đồng (- 7,6%YoY) và 230 tỷ đồng (-35%YoY) do giá bán và nhu cầu Xút đều giảm.

Tuy nhiên, trong dài hạn, BVSC duy trì quan điểm tích cực đối với CSV nhờ: (1) Nhu cầu mảng Xút–Clo tại Việt Nam vẫn còn lớn; và (2) Vị thế đứng đầu của công ty trong ngành sản xuất Xút–Clo tại Việt Nam khi sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại và công suất sản xuất lớn nhất cả nước. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và P/E, BVSC khuyến nghị NEUTRAL cho CSV với giá mục tiêu là 29.600 đồng/cổ phiếu – với tỷ suất sinh lời là 8,8%.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/3: STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu CSV trong 1 tháng.

Khuyến nghị KBC: Khả quan với giá mục tiêu 27.310 đồng/CP

CTCK ACB – ACBS: Doanh thu thuần năm 2022 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) giảm 77% n/n xuống 957 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra do:

(1) dời việc bàn giao và ghi nhận 107ha với tổng giá trị hợp đồng 3.540 tỷ đồng tại các khu công nghiệp (KCN) Quang Châu (77ha) và Nam Sơn Hạp Lĩnh (30ha) sang năm 2023 do khách thuê chưa được cấp phép đầu tư vào năm 2022,

(2) không ghi nhận giao dịch bán sỉ tại KĐT Tràng Cát và

(3) giảm trừ doanh thu 447 tỷ đồng do một nhà đầu tư thứ cấp trả lại 2,2ha tại Khu đô thị (KĐT) Tràng Duệ do việc phê duyệt quy hoạch chung của tỉnh Hải Phòng kéo dài.

Trong năm 2022, KBC đã bàn giao hơn 19ha đất công nghiệp (-83% n/n), bao gồm hơn 17ha tại KCN Tân Phú Trung và gần 2ha tại KCN Quang Châu. ACBS ước tính giá cho thuê trung bình tại KCN Tân Phú Trung năm 2022 tăng 6,5% n/n lên 144 USD/m2/thời hạn thuê còn lại trong khi tại KCN Quang Châu tăng 24% n/n, lên 134 USD/m2/thời hạn thuê còn lại.

Mặt khác, LNST 2022 tăng gấp đôi so với năm trước, đạt gần 1.600 tỷ đồng nhờ ghi nhận gần 2.200 tỷ đồng từ định giá lại CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng khi KBC tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty này từ 19,5% lên 48%.

Trong năm 2023, KBC có tổng cộng 2.900 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, trong đó 400 tỷ đồng đến hạn vào tháng 2 và 2.500 tỷ đồng vào tháng 6. Với số dư tiền và tương đương tiền gần 2.300 tỷ đồng vào cuối năm 2022 và khoảng 3.000 tỷ đồng thu được trong nửa đầu năm 2023 từ giá trị hợp đồng 3.540 tỷ đồng ký vào năm 2022 và hợp đồng 90 triệu USD mới ký với Goertek cho 62,7ha tại KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, ACBS cho rằng rằng KBC có thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trái phiếu trong tháng 6.

Sử dụng phương pháp NAV, ACBS đưa ra giá mục tiêu là 27.310 đồng/cp vào cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với giá mục tiêu trước đó do ACBS tăng suất chiết khấu, giảm diện tích đất công nghiệp bàn giao và hoãn thời gian triển khai KĐT Tràng Cát và các KCN mới tại Long An, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên thêm vài năm để phản ánh sự suy giảm nhu cầu thế giới và vốn FDI đăng ký.

Tuy nhiên, ACBS vẫn lặp lại khuyến nghị mua cổ phiếu KBC dựa trên kỳ vọng xu hướng đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc vẫn tiếp diễn và khả năng thu hút các nhà sản xuất điện tử lớn của KBC so với các công ty trong ngành.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/3: STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu KBC trong 1 tháng.

Khuyến nghị ADS: Khả quan với giá mục tiêu 15.000 đồng/CP

CTCK Agribank (Agriseco Research): Công ty CP Damsan (HOSE: ADS) hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại. Sau năm 2022 nhiều khó khăn, Agriseco Research kỳ vọng 2023 sẽ là một năm khởi sắc hơn cho ADS khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế qua đó gia tăng nhu cầu nhập khẩu sợi các loại. Agriseco Research kính gửi Quý khách hàng các thông tin và luận điểm đầu tư đối với cổ phiếu ADS như sau:

Tình hình xuất khẩu khả quan trong 2 tháng đầu năm: Trong 2 tháng đầu năm 2023, sản lượng sợi và khăn xuất khẩu của ADS đạt 1.820 tấn, tăng gấp đôi so với Q4.2022, gấp 1,4 lần Q3.2022. Doanh số xuất khẩu đạt 137 tỷ đồng, gấp 1,4 lần Q4.2022 và tăng tăng 5% so với Q3.2022. Điều này cho thấy xu hướng phục hồi rõ nét trong hoạt động xuất khẩu của ADS, các đơn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hay Nhật Bản đã kín cho tới hết Q1.2023.

Hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa kinh tế hậu chính sách Zero-Covid: Trung Quốc mở cửa có thể giúp hoạt động xuất khẩu xơ, sợi tăng trở lại khi đây là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng luôn duy trì cao trên 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này nhiều năm qua. Với nhu cầu sợi phục vụ cho ngành dệt may tăng trở lại, giá sợi cotton cũng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực.

Nhà máy sợi An Ninh dự kiến vận hành vào cuối Q1.2023: ADS dự kiến sớm đưa nhà máy sợi An Ninh vào vận hành nâng tổng công suất lên 15.000 tấn sợi CD32/năm và 3.000 tấn khăn/năm, qua đó trở thành đơn vị sản xuất sợi có công suất hàng đầu, sẵn sàng phục vụ đơn hàng tăng vọt khi Trung Quốc mở cửa.

Đóng góp từ mảng BDS và BDS Khu Công Nghiệp: Trong các tháng đầu năm 2023, ADS sẽ tiếp tục ghi nhận doanh thu từ cho thuê Cụm công nghiệp (CCN) An Ninh. ADS cũng có thể sẽ bàn giao phần còn lại dự án Khu đô thị Phú Xuân qua đó đóng góp vào doanh thu quý đầu năm 2023. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang hoàn tất các thủ tục để phát triển CCN Vũ Ninh mở rộng có diện tích 31,8 ha tại tỉnh Thái Bình và CCN tại xã An Bồi có diện tích 50 ha qua đó nâng tổng quỹ đất khu công nghiệp lên 164 ha.

Agriseco Research kỳ vọng Q1.2023 sẽ khởi sắc hơn cho ADS khi đơn hàng và doanh số xuất khẩu phục hồi ấn tượng nhờ thị trường Trung Quốc mở cửa hậu Zero Covid. Agriseco Research đánh giá khả quan và khuyến nghị MUA cổ phiếu ADS với giá mục tiêu là 15.000 đồng/cp (upside 21%), cắt lỗ khi giá đóng cửa dưới vùng 11.000 đồng/cp.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/3: STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu ADS trong 1 tháng.

Khuyến nghị CTG: Nắm giữ cổ phiếu với giá mục tiêu 32.600 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Quý IV/2022, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, mã CTG – sàn HOSE) có thu nhập lãi thuần đạt 12.848 tỷ đồng (giảm 0,6% so với quý trước, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước); lợi nhuận trước thuế đạt 5.349 tỷ đồng (tăng 28,7% so với quý trước, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm trước). Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt 19.972 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước với tăng trưởng tín dụng đạt 12,1%.

Chi phí đầu vào bình quân 2022 đạt 3,71% (tăng 23bps so với quý trước, tăng 65bps so với cùng kỳ năm trước) chủ yếu do lãi suất huy động thị trường 1 và 2 đều tăng mạnh trong nửa cuối năm 2022 được bù đắp bằng lãi suất đầu ra tăng tốt giúp NIM đạt 2,98%, chỉ giảm 3bps so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ nợ xấu quý IV/2022 đạt 1,24%, giảm 18bps so với quý trước có sự đóng góp không nhỏ từ việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu 15.018 tỷ đồng trong quý IV/2022. Trong khi đó nợ nhóm 2 tăng 55bps so với quý trước cho thấy các áp lực từ diễn biến vĩ mô tiêu cực bắt đầu có tác động đến chất lượng tài sản của CTG.

CTG công bố kế hoạch kinh doanh dự kiến với tổng tài sản tăng 5-10%; tăng trưởng tín dụng kì vọng 10-12%; NIM kì vọng đi ngang với kì vọng chi phí vốn có xu hướng hạ trong năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến < 1,8%, trích lập dự phòng dự kiến đạt 12.000 – 15.000 tỷ đồng trong năm 2023.

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu CTG. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 32.600 đồng/CP, cao hơn 10,1% so với giá tại ngày 09/03/2023.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/3: STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB - Ảnh 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu CTG trong 1 tháng.

Khuyến nghị VPB: Trung lập

CTCK Vietcombank (VCBS): Triển vọng cho cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB - sàn HOSE): (1) Kỳ vọng tín dụng 2023 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ: Việc tham gia nhận chuyển giao ngân hàng bắt buộc sẽ giúp cho VPB có nhiều lợi thế về tăng trưởng tín dụng trong năm 2023.

(2) Tiếp tục mở rộng hệ sinh thái đa ngành và công nghệ số: VPB mở rộng hệ sinh thái sang các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm với kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu ngoài lãi trong những năm tới.

(3) Kỳ vọng về việc phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài: VPB đang đẩy nhanh tiến độ phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 15% vốn điều lệ, kỳ vọng sẽ hoàn thành đợt phát hành này trong năm 2023, góp phần cải thiện các chỉ số về an toàn vốn và tạo đà tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh.

Rủi ro: (1) Rủi ro nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất đã tăng trên 5% cùng với tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng nhanh tạo áp lực lớn về dự phòng nợ xấu trong năm 2023. (2) Rủi ro liên quan đến TPDN: VPB hiện đang có số dư TPDN trên 41 nghìn tỷ đồng, trong đó bao gồm TP của doanh nghiệp bất động sản tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán đúng hạn trong năm 2023 sẽ làm tăng áp lực dự phòng của ngân hàng.

Chúng tôi ước tính VPB có thể đạt 22.255 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 4,9% so với năm trước), tương đương EPS đạt 2.714 đồng/cổ phiếu và BVPS đạt 16.978 đồng/cổ phiếu. Khuyến nghị trung lập đối với cơ hội đầu tư vào cổ phiếu VPB với giá trị hợp lý là 19.991 đồng/cổ phiếu.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/3: STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB - Ảnh 6.

Biểu đồ giá cổ phiếu VPB trong 1 tháng.

Khuyến nghị VIB: Mua với giá mục tiêu là 21.100 đồng/CP

CTCK DSC (DSC): Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) là ngân hàng thương mại cổ phần thuộc tầm trung trong nhóm NHTM với mức tổng tài sản 343 nghìn tỷ. VIB chủ yếu tập trung cho vay phân khúc bán lẻ, mà cụ thể hơn là vay mua nhà và vay mua ô tô. Ngoài ra, ngân hàng cũng là một cái tên lớn trong mảng bảo hiểm khi chiếm tới 15% thị phần bancassurance của Việt Nam.

Tính đến hết năm 2022, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân (vay mua nhà, mua ô tô) của VIB chiếm tới 87% tổng tín dụng, giúp VIB giữ vững vị thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Với lợi thế là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, VIB có tỷ suất sinh lời khá vượt trội so với mặt bằng chung của ngành. Năm 2022, biên lãi thuần (NIM) của VIB tăng 30 điểm cơ bản, đạt 4.7%, thuộc top ngân hàng có tỷ lệ NIM cao nhất ngành. Xét về ROE, ROE VIB đạt 30%, cũng thuộc top cao nhất ngành ngân hàng.

Kết phiên 7/3/2022, cổ phiếu VIB đạt giá 21.100 đồng/cổ phiếu, và P/B đạt 1,36 lần. Mức P/B hiện tại (1,36) thấp hơn P/B trung vị 5 năm của VIB (1.56) nhưng cao hơn P/B ngành ngân hàng (1,25). Định giá VIB cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung do NH có tỷ trọng cho vay bán lẻ cao, nên được đánh giá là có tiềm năng hoạt động tốt hơn các NHTM khác.

VIB sẽ trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 10% mệnh giá cho năm 2022. Ngày trả cổ tức dự tính là 3/3/2023.

Năm 2023, DSC ước tính Tổng thu nhập hoạt động và Lợi nhuận trước thuế của VIB đạt lần lượt 21.000 tỷ (tăng 16,3% so với năm trước) và 11.620 tỷ (tăng trưởng 9,8%). Giá trị sổ sách 2023F là 19.000 đồng/CP, tương đương P/B fw là 1.1x lần. Giá mục tiêu của VIB 2023 theo DSC ước tính là 25.000 đồng/CP (PB hợp lý 1,3), upside 19% so với giá đóng cửa ngày 7/3/2023 là 21.100 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu này.

Theo thống kê của CTCK về mức giá mục tiêu 12 tháng tới của cổ phiếu VIB trong 3 tháng qua, giá mục tiêu bình quân: 26.500 đồng/CP, giá mục tiêu cao nhất: 27.000 đồng/CP, thấp nhất 25.000 đồng/CP. Hiện mức giá mục tiêu bình quân cao hơn 26% so với mức giá hiện tại 21.100 đồng/CP.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/3: STB, CSV, KBC, ADS, CTG, VPB, VIB - Ảnh 7.

Biểu đồ giá cổ phiếu VIB trong 1 tháng.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement