Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khủng hoảng Nga-Ukraina biến Trung Quốc thành nước xuất khẩu ròng nhôm

Giá cả hàng hóa

10/05/2022 07:44

Việc xung đột Nga-Ukraina đã làm suy yếu thị trường nhôm toàn cầu, biến Trung Quốc thành một nước xuất khẩu khi cung cấp dòng kim loại sang châu Âu, nơi có giá cao hơn.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, nước này đã xuất khẩu 26.378 tấn nhôm thỏi trong tháng 2, tăng hơn 500% so với tháng Giêng. Trong khi đó, nhập khẩu giảm 53% trong tháng xuống 18.343 tấn, lần đầu tiên vượt qua xuất khẩu kể từ tháng 11/2019.

Nhập khẩu nhôm của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 đã giảm 77% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu tăng so với mức ít ỏi vào năm 2021. Điều này hoàn toàn trái ngược với hai năm trước đó, khi Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn nhôm.

Chính phủ Trung Quốc vào năm 2020 đã tuyên bố mục tiêu quốc gia là đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2060. Sự thay đổi lớn trong chính sách hướng tới bảo vệ môi trường gắn liền với việc giảm sản lượng của các ngành phát thải lớn như nhôm. Để thay thế sản lượng thấp hơn trong nước, nhập khẩu nhôm của Trung Quốc đã tăng mạnh.

Khủng hoảng Nga-Ukraina biến Trung Quốc thành nước xuất khẩu ròng nhôm - Ảnh 1.

Kho phôi nhôm ở Vô Tích, một thành phố gần Thượng Hải. Ảnh: Reuters

Nhưng mọi thứ lại thay đổi vào năm 2022. Một sự khác biệt lớn về giá cả giữa thị trường châu Âu và châu Á do tình hình nguồn cung khác nhau. Khi xung đột Nga-Ukraina xảy ra, giá khí đốt tự nhiên và các năng lượng khác đã tăng vọt. Các nhà sản xuất nhôm châu Âu đã buộc phải giảm sản xuất kim loại này do giá điện tăng, gây ra tình trạng thiếu hụt.

Giá nhôm tăng vọt trên Sàn giao dịch kim loại London, với hợp đồng ba tháng đạt đỉnh kỷ lục 4.000 USD / tấn vào đầu tháng 3. Thị trường gần đây đã dịu lại do giá cao không khuyến khích nhu cầu. Nhưng ngay cả bây giờ nhôm cũng giao dịch trong khoảng 3,300 USD, cao hơn 40% so với một năm trước.

Nhôm ở Trung Quốc được giao dịch trong phạm vi 21.000 nhân dân tệ (3.150 USD) trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải, không tăng tương tự như ở châu Âu sau cuộc xung đột. Điều này đã tạo ra khoảng cách về giá giữa hai thị trường. Một khi giá của Trung Quốc được quy đổi thành USD và trừ thuế, mức chênh lệch là khoảng 300 USD/tấn. Khoảng cách đã được đảo ngược trước mùa thu năm 2021, với giá nhôm Trung Quốc cao hơn 300 USD ở châu Âu.

Các khoản phụ phí đối với giá phôi, yếu tố cung và cầu nội địa cũng đang tăng mạnh ở châu Âu và Mỹ. Điều ngược lại đang diễn ra ở châu Á, nơi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc đã dẫn đến việc đóng cửa và cắt giảm sản xuất ô tô. Bắc Kinh không tham gia vào các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga, giúp nước này dễ dàng tiếp cận năng lượng tương đối rẻ và chi phí sản xuất thấp hơn so với phương Tây.

Điều này tạo ra một cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Một thương nhân hoặc ngân hàng có thể mua nhôm rẻ hơn ở châu Á và bán nó ở châu Âu hoặc Mỹ, thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch.

Một quan chức của công ty thương mại Nhật Bản hào hứng cho biết: "Kỹ năng của thương nhân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm một con tàu đến châu Âu. Tình trạng thiếu tàu container liên quan đến đại dịch vẫn tiếp diễn, nhưng "các tàu chở hàng rời tương đối dễ kiếm và hàng chục nghìn tấn nhôm đã được chuyển đi trong một tháng đã giảm mạnh trong tháng qua."

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh phản ánh diễn biến này. Giao dịch chênh lệch giá gia tăng sẽ thu hẹp khoảng cách giá giữa các thị trường khi dòng chảy của kim loại sang châu Âu thắt chặt nguồn cung ở châu Á. Khách hàng châu Á mua nhôm với giá rẻ có lẽ sẽ sớm thấy giá tăng dần.

(Nguồn Nikkei)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement