Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Không được coi là thực phẩm, nhưng thịt chó, thịt chuột vẫn ra chợ, vào quán nhậu

Phân tích

21/09/2018 05:13

Vì không được coi là thực phẩm nên thịt chó, thịt chuột không được quản lý bởi một quy định rõ ràng nào.

Có bao giờ người tiêu dùng đặt câu hỏi cho vấn đề chó bệnh, chó bị bả, kích điện… Hay chuột cống, "chuột thành thị" biến thành chuột đồng… có lưu thông trên thị trường hay không?

Chắc chắn, những sản phẩm này sẽ vào các quán thịt chó, thịt cầy, quán đặc sản đồng quê… thậm chí ra các chợ dưới dạng thịt tươi. Đặc điểm chung của hai loại thịt này là khi sơ chế, con vật được thui vàng nên sẽ rất khó nhận biết chất lượng thịt.

Không có bất cứ điều gì đảm bảo thịt chó ra thị trường được an toàn vệ sinh thực phẩm.
Không có bất cứ điều gì đảm bảo thịt chó ra thị trường được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những sản phẩm dù được xem là khoái khẩu của nhiều người nhưng lại không được xem là thực phẩm vậy nên những mối nguy về mất an toàn thực phẩm trong những sản phẩm này cao hơn rất nhiều các loại thịt động vật khác được lưu thông chính thức. Thành phố Hà Nội muốn cấp bán thịt chó từ năm 2021 một phần cũng vì lý do này.

Lật tìm những quy định cũ cho thấy, ngày 25/7/2005, Bộ NN-PTNT ra quyết định 45/2005/QĐ-BNN ban hành danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch bao gồm trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, chó, mèo, gia cầm; sản phẩm động vật (thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm) của các động vật nói trên.

Tuy nhiên, ngày 26/12/2005, Bộ này lại ra quyết định 87/2005/QĐ-BNN ban hành quy trình kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, chỉ áp dụng cho trâu, bò, dê, cừu, heo, gia cầm, riêng thịt chó thì không. Thịt chó thoát khỏi sự quản lý của cơ quan chức năng.

Nếu nằm trong diện quản lý thì thịt chuột, thịt chó sau khi chế biến thuộc trách nhiệm của Chi cục VSATTP, nhưng ngành này chỉ kiểm tra khi đã lên bàn ăn, còn quá trình mua bán, vận chuyển thuộc cơ quan kiểm dịch động vật.

Nhưng nhiều cán bộ Thú y cũng thừa nhận các quy định hiện vẫn không rõ ràng. Theo quy định, chuột là động vật hoang dã thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan kiểm lâm, nhưng khi thành thực phẩm sẽ thuộc cơ quan y tế.

Thế nhưng, quá trình chế biến từ chuột sống thành món ăn lại thuộc quản lý của cơ quan thú y. Hiện không có quy định kiểm soát giết mổ trên chuột nên gần như “thả nổi”.

Tương tự với thịt chó, cách đây không lâu, khi dịch tả bùng phát, cơ quan y tế vào cuộc truy tìm và ban đầu kết luận nguồn gốc dịch từ mắm tôm. Các điểm giết mổ, kinh doanh thịt chó được “để mắt tới” với món thịt chó - mắm tôm, nhưng khi dịch lắng xuống, chẳng thấy biện pháp nào áp dụng để quản lý lâu dài, vì thịt chó không được công nhận là thực phẩm.

Hiện chưa chưa có một quy định nào kiểm soát quy trình giết mổ chó, xuất phát từ việc nhiều tổ chức trên thế giới phản đối việc giết mổ chó lấy thịt làm thực phẩm.

Thực tế trái khoáy là dù thịt chuột, thịt chó không được coi là thực phẩm thì nó vẫn được bày bán ngoài chợ, trên mạng và xuất hiện công khai tại các quán ăn; khi xảy ra ngộ độc, dịch bệnh thì chẳng biết truy trách nhiệm của ai.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement