17/06/2022 12:05
Khỏe mạnh hay bệnh tật phần lớn đều từ 'miệng'
Người xưa hay nói bệnh từ miệng mà ra, đó là hệ quả của thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ăn uống không hợp lý cũng như chưa đảm bảo vệ sinh. Điều này khiến cơ thể không chỉ gặp nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe, là nơi tiếp nhận thực phẩm và chuyển hóa thành các dưỡng chất thiết yếu nuôi cơ thể. Hệ tiêu hóa cũng tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch như IgA, IgG,… góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Các nghiên cứu đều chỉ ra 70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa. Tiêu hóa khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tăng đề kháng, giúp chúng ta phòng tránh cũng như giảm các nguy cơ bệnh tật.
Ngược lại, nếu chúng ta ăn uống không đầy đủ chất, không đảm bảo an toàn thực phẩm, sinh hoạt thiếu khoa học có thể dẫn đến suy yếu sức khỏe hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến giảm đề kháng, cơ thể dễ mắc bệnh…
Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm phân tích, hiện nay nhiều người có thói quen sinh hoạt giờ giấc không ổn định, cuộc sống căng thẳng, ăn uống thất thường. Nhất là thói quen ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, ít rau quả, chất xơ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh… Điều này có thể đưa vi khuẩn gây bệnh vào đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và gây ra các bệnh lý về tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến sức đề kháng của cả cơ thể.
"Trong đường ruột có sự cân bằng của hệ vi sinh vật. Khi lợi khuẩn được duy trì ở mức tốt, sẽ ức chế các vi khuẩn gây bệnh giúp chúng ta không bị các bệnh tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… Ngược lại, khi mất cân bằng hệ vi sinh, dễ xảy ra các bệnh về đường tiêu hóa", PGS.TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ tại buổi truyền hình trực tuyến với chủ đề Tiêu hóa khỏe – "Chìa khóa" giúp phòng bệnh từ xa do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp cùng Sữa chua Vinamik tổ chức.
Theo đó, bí quyết chăm sóc hệ tiêu hóa hằng ngày, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh tật chính là duy trì thói quen lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ chất và đảm bảo vệ sinh…
Cụ thể, luôn giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp công việc khoa học để tránh làm việc quá sức, tránh hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia, tránh ăn quá muộn cũng như vừa làm việc vừa ăn, cần tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc…
Đối với chế độ ăn, nên chọn các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, tham khảo chế độ ăn giảm chất béo, chất đường. Đặc biệt, nên ăn đủ các nhóm thực phẩm chứa chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, men vi sinh và chất xơ. Cần thực hiện ăn đa dạng, phong phú các loại thực phẩm để bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, trong đó nên chú trọng bổ sung thêm chất xơ và sữa chua.
Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín, các loại rau nhớt như rau đay, đậu bắp. Chất xơ hòa tan không chỉ giúp tống chất phế thải ra khỏi cơ thể nhanh để giảm nguy cơ nhiễm độc trong cơ thể, còn là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột.
Sữa chua bổ sung nguồn dinh dưỡng giàu chất đạm, vitamin A, D3 cùng lượng men men vi sinh cao (một hũ sữa chua Vinamilk được lên men tự nhiên từ khoảng 12 triệu men Lactobacillus Bulgaricus). Các nghiên cứu khoa học chứng minh, sữa chua lên men tự nhiên tốt cho tiêu hóa, tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, ức chế hại khuẩn, bảo vệ đường ruột...
Với những giá trị của sữa chua mang lại cùng các nghiên cứu chuyên sâu, nhiều cơ quan quản lý dinh dưỡng quốc tế và trong nước, bao gồm Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, mỗi người từ 3 tuổi trở lên nên ăn khoảng 100 – 200 gram (tức 1-2 hộp) mỗi ngày để chăm sóc tiêu hóa và nâng cao sức khỏe.
Ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày sẽ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa - miễn dịch, phòng tránh bệnh từ xa, nâng cao sức khỏe.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp