Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khi nào taxi và Uber, Grab sẽ chung sống được với nhau?

Phân tích

10/10/2017 02:08

Theo các chuyên gia, cuộc chiến giữa Uber, Grab sẽ còn diễn ra. Các hãng chỉ có thể chung sống khi hài hòa lợi ích và minh bạch trong kinh doanh.

Việc taxi Vinasun tại TP.HCM đồng loạt dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab khiến mâu thuẫn giữa các hãng xe truyền thống và công nghệ ngày càng lên cao. Nhiều người đặt câu hỏi, làm cách nào để taxi truyền thống và Uber, Grab có thể chung sống hòa bình?.

Sẽ rất khó sống với nhau trên thị trường

Trao đổi vớiZing.vn, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội, khẳng định taxi truyền thống và Uber, Grab sẽ rất khó chung sống với nhau trên thị trường.

Theo ông Liên, hiện tại Uber và Grab không “chiến đấu” với taxi truyền thống mà chỉ im lặng kinh doanh. Hai hãng này đang kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, lại được nhiều khách hàng ủng hộ. Chính phủ khuyến khích cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

“Uber, Grab đang phát triển ứng dụng kết nối khách hàng và chủ xe. Điều đó tạo sự thuận lợi cho người dân và chính người lao động. Công nghệ này phục vụ sự phát triển của xã hội, và tất nhiên họ sẽ thắng. Như vậy để hài hòa với nhau rất khó”, ông Liên nhấn mạnh.

Hiện tại Uber và Grab không “chiến đấu” với taxi truyền thống mà chỉ im lặng kinh doanh. Ảnh:Quỳnh Trang.

Ông Liên so sánh việc taxi đang “khó sống chung” vì thất thế với câu chuyện điện thoại di động đã giết chết điện thoại bàn, giết chết điện thoại công cộng và dịch vụ gọi điện của các bưu điện trước đây.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cũng cho rằng taxi truyền thống hoàn toàn không thích việc mình bị mất thị phần vào tay người khác. Do vậy “sống chung” với nhau là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Uber, Grab đã và đang thúc đẩy công nghệ và cách quản lý giao thông của Việt Nam. Các hãng taxi theo đó cũng được thúc đẩy nỗ lực vươn lên.

“Cuộc cạnh tranh này, theo tôi taxi truyền thống cần vươn lên, nâng cao chất lượng, hạ giá thành thì người dân mới ủng hộ”, ông Liên nêu quan điểm.

Taxi thay đổi thì sẽ 'ở chung được'

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, lại cho rằng taxi truyền thống và Uber, Grab vẫn có thể sống chung nhưng cần nhiều yếu tố, và cả sự điều tiết của Nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam .

Về phía taxi truyền thống, ông Thanh nói cần tự đổi mới mình về giá cước, tổng đài, chất lượng xe, chất lượng phục vụ… để lấy lại niềm tin của khách hàng.

Taxi truyền thống cũng cần kiến nghị Nhà nước tháo bỏ các điều kiện kinh doanh chứ không nên kiến nghị “siết” Uber, Grab phải giống mình.

Uber, Grab cũng phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đặc biệt quy định về thuế.

“Theo tôi, thuế là điểm mấu chốt hiện nay. Taxi đang nghi ngờ Uber, Grab trốn thuế thì mới đưa ra giá rẻ như vậy. Giá rẻ thì mới nhanh chóng lấy được thị phần.

Cục Thuế TP.HCM mới truy thu và phạt Uber gần 70 tỷ đồng lại càng khiến giới taxi nghi ngờ họ không chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam”, ông Thanh nêu quan điểm.

Đặc biệt, ông Thanh nhắc đến vai trò quan trọng của cơ quan Nhà nước trong quản lý các loại hình vận tải công khai, minh bạch thông tin. Trước mắt cần cơ quan Nhà nước hạn chế, không cho phát triển nhanh quá mức xe hợp đồng. Phát triển quá nhanh sẽ phá vỡ quy hoạch và gây ùn tắc giao thông.

Quy hoạch và hiện trạng taxi, xe hợp đồng giống như taxi tại Hà Nội và TP.HCM. Nguồn: Hiệp hội taxi Hà Nội. Đồ họa:Hiếu Công.

Ông Thanh đề xuất phải công bố tình hình thu thuế của các doanh nghiệp như Uber, Grab, taxi một cách công khai.

“Việc thanh tra thuế như thế nào cũng cần công khai rõ ràng. Họ đúng cũng cần khẳng định minh bạch, họ sai cũng công bố cho người dân biết. Như vậy các doanh nghiệp taxi mới thấy họ được đối xử công bằng”, ông Thanh nhấn mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam còn nói đến việc Nhà nước tạo điều kiện kinh doanh công bằng giữa các loại hình vận tải, như vậy mới có thể khiến các hãng cảm thấy yên tâm.

Cơ quan quản lý Nhà nước tôn trọng quyền lợi người tiêu dùng

Chuyện phản ứng "kiểu Vinasun" nhiều ngày đã được mang ra mổ xẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng phải nhìn lại phản ứng của Vinasun và một số hãng taxi khác dưới cả góc độ các điều kiện kinh doanh được áp dụng cho taxi truyền thống thực tế có phần bất bình đẳng với Grab, Uber.

Taxi nói đang phải chịu một số điều kiện khác xe Uber/Grab như: có công tơ mét, máy in biên lai trên xe, giá phải đăng ký với Sở GTVT, không được tự ý tăng giảm, khuyến mại phải đăng ký theo quy định... Đặc biệt là bị hạn chế/cấm đón trả khách tại một số tuyến đường nội đô trong một số giờ nhất định, trong khi các loại ôtô cá nhân khác lại được lưu thông. Điều này tạo lợi thế cho Uber, Grab.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh:Công Khanh.

Chia sẻ vớiZing.vnvề câu chuyện này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh cả Uber, Grab và taxi đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng.

Bộ Công Thương sẽ quản lý đúng quy định của pháp luật. “Chúng tôi luôn tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng”, ông Hải nhấn mạnh.

Với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, ông Đỗ Quốc Bình nói các hãng taxi truyền thống đang nỗ lực làm mới mình để giữ thị phần. Taxi có thể đổi mới công nghệ, dịch vụ nhưng không thể áp dụng tràn lan quá nhiều chương trình khuyến mại như Grab, Uber.

Ông Bình cũng mong muốn Nhà nước tạo sân chơi bình đẳng cho các hãng taxi.

Ai đang phá vỡ quy hoạch taxi? Các hãng taxi cho rằng Bộ GTVT đang phá vỡ quy hoạch khi không giới hạn số lượng xe. Trong khi Bộ GTVT lại nói đó là trách nhiệm quản lý của các địa phương.

HIẾU CÔNG (Zing)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement