28/07/2022 13:40
IMF cảnh báo nợ gia tăng khiến châu Á gặp rủi ro
Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết mức nợ gia tăng do lạm phát và điều kiện tài chính thắt chặt trên khắp châu Á là nguyên nhân dẫn đến lo ngại.
Ngày 27/7, ông Srinivasan, Giám đốc Vụ Châu Á và Thái Bình Dương tại IMF, nói trên kênh truyền hình CNBC rằng: "Nếu bạn nhìn vào nợ của khu vực, vào tỷ trọng tổng nợ của châu Á, thì con số này đã tăng khá mạnh".
Ông cho biết, nợ trong khu vực đã tăng từ 25% trước đại dịch lên 38% tính đến nay.
Theo ông Srinivasan, các quốc gia có nguy cơ bao gồm Lào, Mông Cổ, Maldives và Papua New Guinea, lưu ý rằng Sri Lanka đã không trả được nợ.
Theo CNBC, lạm phát ở Lào đạt 23,6% trong tháng 6. Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính lạm phát hàng năm của Mông Cổ sẽ đạt 12,4% vào năm 2022. Maldives đã phải vật lộn với nợ nần chồng chất trong nhiều năm. Mặc dù tỷ lệ nợ trên GDP của Maldives đã giảm trong hai năm qua, nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 100% GDP.
Trong triển vọng kinh tế toàn cầu được công bố hôm 26/7, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm mạnh từ 6,1% năm ngoái xuống 3,2% năm nay, cũng như dự đoán tăng trưởng ở cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, ông Srinivasan cho biết tăng trưởng ở châu Á sẽ bị ảnh hưởng đáng kể vào năm 2022 và 2023, lần lượt chậm lại còn 4,2% và 4,5%.
Ông Srinivasan nhận định: "Năm nay, chúng tôi thấy lạm phát là một yếu tố khá lớn. Trên thực tế, chúng tôi đã đưa ra dự báo lạm phát ở châu Á rộng hơn và nó đặc biệt đúng đối với các nền kinh tế tiên tiến ở châu Á". Tuy nhiên, ông không mạo hiểm phỏng đoán "liệu có gặp khủng hoảng trong khu vực hay không".
"Mức tăng trưởng chậm phản ánh tác động nghiêm trọng do xung đột ở Ukrain đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của lạm phát", ông Srinivasan nói thêm.
Ông cho biết toàn châu Á đã chứng kiến sự thắt chặt đáng kể về điều kiện tài chính, đặc biệt là khi các nền kinh tế tiên tiến tăng lãi suất.
Nguy cơ gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu
IMF nhận định giá lương thực toàn cầu đã ổn định trong những tháng gần đây, song vẫn ở mức cao hơn nhiều so với năm 2021.
Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát giá lương thực toàn cầu - đặc biệt là giá ngũ cốc - là cuộc xung đột ở Ukraina. Các hạn chế xuất khẩu ở một số quốc gia đã làm tăng giá lương thực toàn cầu bất chấp một số hạn chế này gần đây đã hết hiệu lực. Các quốc gia có thu nhập thấp, nơi lương thực chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tiêu dùng, đang cảm nhận rõ nhất tác động của tình trạng lạm phát này.
Các quốc gia có chế độ ăn nghiêng về các mặt hàng có mức tăng giá lớn nhất (đặc biệt là lúa mì và ngô), phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu lương thực và có tỷ lệ chuyển dịch lớn từ giá lương thực toàn cầu đến địa phương đang gặp khó khăn nhiều nhất.
Các quốc gia thu nhập thấp mà người dân vốn bị suy dinh dưỡng cấp tính cũng như tử vong nhiều trước chiến tranh, đặc biệt là ở khu vực cận Sahara châu Phi, đã phải chịu tác động đặc biệt nghiêm trọng.
Do năng lượng và thực phẩm là những mặt hàng thiết yếu có ít sản phẩm thay thế nên giá cả tăng cao đã gây khó khăn rất lớn đối với các hộ gia đình. Khi giá của các mặt hàng khác tăng lên như đồ điện tử, đồ nội thất, các gia đình có thể chỉ cần giảm hoặc thậm chí loại bỏ việc chi tiêu. Đối với thực phẩm, sưởi ấm và vận chuyển - thường là thiết yếu để kiếm sống – thì lại khó hơn nhiều. Hậu quả là tình hình hiện nay không chỉ đe dọa đến kinh tế mà còn cả ổn định xã hội.
Theo IMF, tình trạng bất ổn gia tăng kể từ khi kết thúc giai đoạn bùng phát mạnh nhất của đại dịch và giá lương thực, năng lượng tăng cao chính là những yếu tố đưa tới dự báo khả năng bất ổn có thể xảy ra. Mặc dù tình trạng bất ổn có thể sẽ nhất thiết diễn ra nhưng mối liên hệ giữa giá cả và sự ổn định xã hội cho thấy rằng những rào cản đối với thương mại, mùa màng kém do nắng nóng khắc nghiệt và thiếu phân bón có nguy cơ gây thêm khó khăn, đói kém và bất ổn. Những rủi ro này có thể được giải quyết phần nào thông qua nới lỏng các rào c
(Nguồn: CNBC/TTXVN)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp