Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Huawei nắm trong tay công nghệ quan trọng nhất thế giới

Phân tích

29/05/2019 16:24

Không thể có một lời giải thích đơn thuần cho tất cả sự thành công gần đây của Huawei trong năng lực công nghệ...

Tổng hòa của sự hỗ trợ từ chính phủ, sự bảo hộ trước các đối thủ nước ngoài và một thị trường nội địa rộng lớn, đã mang lại doanh thu khổng lồ và nhanh chóng tăng theo bội số. Bên cạnh đó, việc người sáng lập Huawei – Nhậm Chính Phi là một cựu sĩ quan của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và việc khách hàng đầu tiên của Huawei chính là quân đội không thể đơn thuần là một sự trùng hợp.

Cho dù vậy, cuối cùng, sự trỗi dậy sáng chói của Huawei là kết quả tổng hợp từ nhiều chính sách và quyết định khác nhau, cùng với lợi thế biết nắm bắt thời cơ từ một vài bước đi sai lầm từ các đối thủ phương Tây.

Tăng trưởng đáng kinh ngạc của Huawei 
Tăng trưởng đáng kinh ngạc của Huawei 

Rõ ràng, xuyên suốt lịch sử hình thành, Huawei đã nhận được nhiều lợi ích từ sự hỗ trợ của chính phủ, điều mà các đối thủ phương Tây không có – dù rằng bản chất chính xác của viện trợ này rất khó để biết được, cũng giống như mối quan hệ vĩ mô giữa mỗi doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đối với chính phủ.

Tuy Huawei không có nghĩa vụ phải công khai báo cáo tài chính như các công ty được niêm yết khác nhưng các điều tra viên châu Âu đã tìm ra bằng chứng cho thấy Huawei có thể đã nhận dòng tín dụng lên đến 30 tỷ đô từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, cùng các nguồn vốn đúng thời điểm khác.

“Vốn từ chính phủ đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của Huawei”, theo Matthew Schrader – một nhà phân tích người Trung tại Liên minh bảo vệ nền dân chủ tại quỹ Marshall, Đức. Điều này giúp Huawei kết nối với thị trường nội địa, đổi lại đã cho doanh nghiệp này có khả năng mở rộng ra thế giới bằng nhiều đợt khuyến mại sâu.

Huawei phủ nhận việc nhận viện trợ trực tiếp từ chính phủ. Mặc dù vậy, ông Nhậm rất thẳng thắn về vai trò chìa khóa của các chính sách phát triển công nghiệp Trung Quốc trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có chính sách bảo vệ doanh nghiệp nội địa trước sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài, “Huawei giờ đã không còn tồn tại”.

Sự trỗi dậy của Huawei có thể được nhìn nhận như cuộc thử nghiệm mới nhất về sự vật lộn giữa hai dạng thức của chủ nghĩa tư bản: thị trường phương Tây mở, tư nhân hóa và thị trường kiểu Trung được bảo trợ bởi nhà nước – tuy rằng Huawei không hẳn là một doanh nghiệp nhà nước.

Dù vai trò của chính phủ Trung Quốc có là gì đi chăng nữa, Huawei được định hình rõ ràng bởi tầm nhìn và tham vọng của cá nhân Nhậm Chính Phi. Sau khi rời quân đội vào năm 39 tuổi và làm việc cho một công ty quốc doanh (tập đoàn Shenzhen Electronics) trong 4 năm, ông đã vay được một khoản 8,5 triệu USD từ ngân hàng nhà nước và tự sáng lập ra Huawei với 14 nhân viên lúc đầu.

Ông bắt đầu với vai trò một nhà nhập khẩu thiết bị chuyển mạch viễn thông, một loại công nghệ cơ bản của nối mạng. Vào năm 1990, công ty bắt đầu tự làm thiết bị chuyển mạch viễn thông đầu tiên. Nhưng thay vì hợp tác với một công ty nước ngoài như cách làm điển hình của các công ty viễn thông Trung Quốc thời bấy giờ, Nhậm Chính Phi đầu tư rất nhiều vào phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty để làm ra sản phẩm của riêng mình.

Đến đầu những năm 1990, công ty báo cáo đã có 500 nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, và 200 nhân viên trong phòng sản xuất – một tỷ lệ bất cân bằng – theo một dự án kiểm tra lịch sử kinh doanh của công ty tiến hành bởi nhà phân tích Nathaniel Ahrens.

Một đế chế Huawei đang trỗi dậy
Một đế chế Huawei đang trỗi dậy

Tới năm 1992, công ty cho ra đời một thiết bị chuyển mạch mới và bắt đầu kinh doanh với quân đội, cung cấp cho quân đội mạng viễn thông riêng. Theo tờ Kinh tế Viễn đông, hợp đồng này đã đem lại cho công ty một sức đẩy lớn so với các đối thủ cạnh tranh.

Một năm sau, Nhậm Chính Phi nhận được một dạng bảo hộ khác từ nhà nước. Ông gặp gỡ Jiang Zemin, tổng thư ký Đảng Cộng sản, và bảo với ông này rằng một đất nước không có thiết bị chuyển mạch viễn thông nội địa cũng giống như một đất nước mà không có quân đội. “Nói hay đấy”, Jiang đáp, theo lời kể của nhà sáng lập Huawei về cuộc gặp gỡ.

Tới năm 1996, với lời khích tướng của Nhậm Chính Phi, chính phủ Trung Quốc đã chuyển dịch chính sách công nghiệp của mình sang hướng biệt đãi các công ty viễn thông nội địa, giữ các đối thủ quốc tế ở ngoài cuộc chơi.

Trong những năm tiếp theo, một Huawei không còn bị ràng buộc đã bắt đầu chiến dịch bành trướng nội địa, thu thập khách hàng là các chính quyền địa phương, thường ở vùng nông thôn. Công ty bán công nghệ của mình với giá chạm đáy để loại bỏ các đối thủ, thậm chí đôi lúc còn cung cấp dịch vụ miễn phí cho các cơ quan chính phủ. Tới năm 1998, công ty đã đạt được thị phần bằng với đối thủ chủ chốt như Shanghai Bell – một công ty liên doanh nước ngoài.

Xuyên suốt quá trình trỗi dậy dành lấy địa vị thống trị trong thị trường nội địa, Huawei cũng phát triển mạnh tại trị trường quốc tế bằng cách bán hàng với ưu đãi giá đáng kể so với các doanh nghiệp đối thủ. Nhờ tiếp cận được với nguồn nhân lực kỹ thuật có giá rẻ hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây, Huawei có thể đưa ra chính sách khuyến mại lên đến 20% cho khách hàng.

Ngày nay, Huawei kiểm soát 29% thị trường thiết bị viễn thông. Trong vùng châu Á – Thái Bình Dương, con số này là 43%, tại Mỹ Latin là 34%, theo số liệu cung cấp bởi Dell’Oro Group, một công ty nghiên cứu thị trường.

Trong khi lịch sử phát triển của Huawei có nhiều vết nhơ bởi các vụ ăn cắp công nghệ, ví như một cáo buộc ăn cắp Cisco code cho phần mềm bộ định tuyến khét tiếng hồi đầu những năm 2000.

Tuy nhiên theo Mike Thelander – một nhà phân tích công nghiệp và người sáng lập của Signals Research Group cho hay: “Tôi nghĩ rằng nhiều sự tiến bộ công nghệ gần đây của họ là nhờ việc họ có rất nhiều người giỏi, bạn có thể nói đủ thứ tồi tệ về Huawei, nhưng bạn không thể vơ đũa cả nắm rằng mọi thứ của Huawei đều tệ.”

Ngày nay, Nhậm Chính Phi nói rằng việc là một công ty tư nhân cho phép Huawei được tự do rót thêm tiền cho hoạt động nghiên cứu và phát tiển sản phẩm từ 15 tỷ USD lên 20 tỷ USD mỗi năm. Khoảng 80.000 người, tức gần một nửa số nhân công của Huawei cống hiến nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đa phần trong số đó là ở trụ sở lớn của Huawei tại Shenzhen.

Đặt trọng tâm vào việc biến các nghiên cứu thành sản phẩm có thể đưa ra thị trường, Huawei có lợi thế khi đem so sánh với Cisco hay Google, theo Henning Schulzrinne, cựu kỹ sư trưởng tại Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ. Cách tổ chức nghiên cứu của công ty “được kết hợp hiệu quả với quá trình phát triển sản phẩm”, cho phép Huawei nhanh chóng đưa các thành tựu nghiên cứu ra thị trường, theo lời Schulzrinne.

Khác với các đối thủ chính, Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan, Huawei thiết kế gần như tất cả các phần của công nghệ 5G, bao gồm cả chiếc điện thoại thông minh. Công ty hiện giờ có thị phần đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung của Hàn Quốc. Bằng việc tự thiết kế các bộ vi xử lý và bộ truyền dẫn cầm tay, các chuyên gia cho rằng Huawei có thể có lợi thế trong việc đưa các sản phẩm 5G ra thị trường nhanh hơn.

Trong khi mạng 3G và 4G được xây dựng, Huawei còn đang chơi đuổi bắt với các đối thủ đã có chỗ đứng. Ở mức độ nào đó, điều này khiến Ericsson và Nokia bị đánh lừa trong ảo tưởng tự mãn, theo lời Thillien tại Fitch Solutions. Họ đã đầu tư nhiều tiền vào công nghệ tiên tiến thời bấy giờ và tìm cách kiếm được nhiều nhất từ các công nghệ đó thay vì chạy về phía trước để đến với giai đoạn tiếp theo, việc này tự khiến công nghệ của họ trở nên lạc hậu. Đồng thời, họ cảm thấy không việc gì phải sợ hãi một doanh nghiệp Trung Quốc mà thời đó họ vẫn cho là không thể đe dọa đến họ.

Hiện giờ, tình thế đã lật ngược. Huawei có nhiều bằng sáng chế liên quan đến 5G hơn bất cứ doanh nghiệp nào, theo IPlytics – một công ty Đức nghiên cứu sự phát triển của tài sản trí tuệ. Điều này có nghĩa là các công ty khác sẽ phải trả tiền cho Huawei để sở hữu các phần quan trọng nhất của công nghệ 5G.

Huawei đang sở hữu nhiều sáng chế công nghệ 5G
Huawei đang sở hữu nhiều sáng chế công nghệ 5G

Một phần nhờ kho dự trữ công nghệ này, Huawei giờ có thể định hình luật lệ cho con đường phát triển của 5G theo một cách hoàn toàn ngoài khả năng của nó đối với các công nghệ di động trước đây.

Trong vài năm trở lại đây, các kỹ sư viễn thông thường xuyên tập hợp mỗi vài tháng để mổ xẻ các chuẩn mực kỹ thuật sẽ lãnh đạo mọi khía cạnh của công nghệ 5G. Và Huawei đơn giản đã tràn khắp khu vực này, gửi kỹ sư đến các buổi gặp mặt này nhiều hơn bất cứ công ty viễn thông nào khác và đóng góp công nghệ cho các chuẩn mực vẫn đang tiến hóa này nhiều hơn bất cứ ai khác, theo IPlytics.

Song hành với đó, Huawei đã đóng một con dấu không ngừng lớn mạnh lên các đột phá về kỹ thuật mà không có công ty nào khác sánh được. Nó đã thực nghiệm công nghệ 5G tần sóng thấp (tốt cho ngụy trang) và tần sóng cao (tốc độ tải dữ liệu nhanh hơn). Đầu năm nay, công ty đã cho ra mắt bộ vi xử lý và các thiết bị “nhà làm” khiến 5G trở thành hiện thực. Huawei nói rằng hiện tại đang sở hữu 30 hợp đồng xây dựng mạng 5G trên toàn thế giới, với hàng tá các nước khác sắp sửa ký.

Với việc các luồng dữ liệu khổng lồ, từ cuộc gọi, email, và các giao dịch kinh doanh – sẽ chảy qua hệ thống mạng xây dựng bởi một công ty Trung Quốc, chính phủ Mỹ lo sợ rằng cơ sở hạ tầng có thể bị phá hoại nhằm mục đích tình báo, cho phép các cơ quan tình báo Bắc Kinh tập hợp khối thông tin khổng lồ.

Thậm chí còn tàn khốc hơn, Washington sợ rằng Bắc Kinh sẽ thế chỗ mình như lực lượng tình báo số một thế giới, và thậm chí còn từ chối quyền truy cập của nước này vào các hệ thống mạng khiến thương mại quốc tế và vận hành sức mạnh quân sự trở nên khả thi. Trong nhiều thập kỷ, các cơ quan tình báo Mỹ đã lợi dụng vai trò then chốt của các công ty Mỹ trong mạng viễn thông quốc tế để theo dõi đổi thủ và thu thập các thông tin tình báo quan trọng.

Và giờ đây, bằng thiết kế, bằng may mắn, hoặc bằng sự kết hợp của cả hai, Đảng Cộng sản Trung Hoa có thể lật lại thế cờ bất lợi này – đặc biệt khi Mỹ, bất chấp tầm quan trọng của thung lũng silicon, tự nó không có một nhà vô địch để phát triển mạng 5G quốc gia. Việc hợp nhất các công ty trong ngành công nghiệp viễn thông đã khiến các công ty châu Âu, chứ không phải Mỹ, trở thành các nhà sản xuất phương Tây đi đầu trong việc tạo ra hộp cảnh báo, ăn-ten, và thiết bị tạo chùm tia – những “xương sống” của công nghệ 5G.

VIÊN VIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement