Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hơn 24.000 container phế liệu ách tắc, thiệt hại khoảng 800.000 USD mỗi ngày

Phân tích

31/01/2019 20:57

Chiều 31/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1, vấn đề được dư luận quan tâm đã được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng như lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ.

Đó là việc chồng chéo trong việc thực hiện Thông tư 08 và 09/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường gây nên tồn đọng nhiều container phế liệu tại các cáng biển. Điều này đã gây khó khăn trong doanh nghiệp về nguyên liệu sản xuất, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo TTXVN.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, quy định của Thông tư 08 và 09/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được xây dựng trong bối cảnh thực hiện theo đường hướng về hạn chế nhập khẩu phế liệu cũng như trong bối cảnh khu vực khi đó các nước láng giềng nghiêm khắc trong việc hạn chế nhập khẩu phế liệu.

Hơn 24.000 container phế liệu ách tắc, thiệt hại khoảng 800.000 USD mỗi ngày

Khi hai thông tư này ra đời nhằm đáp ứng được việc hoàn thiện các quy chuẩn, quy định nhập khẩu phế liệu để bảo vệ môi trường đất nước. Nhưng, trong bối cảnh một loạt văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và hải quan vô tình chồng chéo đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và lực lượng quan lý môi trường tại địa phương. Đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường của địa phương chưa thực sự sâu sát đã làm kéo dài thời gian thông quan hàng hóa của doanh nghiệp.

Trong thời gian sắp tới, các cơ quan chức năng sẽ sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm liên quan đến nhập khẩu phế liệu theo hướng tăng cường xét nghiệm hậu kiểm của các cơ quan tài nguyên môi trường địa phương.

“Tôi cũng thấy rằng, việc đánh giá tác động của các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực cần được thực hiện sâu sắc hơn. Việc xử lý vướng mắc các nhạy cảm trong việc thay đổi các văn bản cần phải có sự chung tay của các cơ quan có liên quan. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh có hiệu quả”, Thứ trưởng Lê Công Thành nói trên TTXVN.

Thông tin thêm về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Văn phòng Chính phủ đã có báo cáo Chính phủ về xử lý vướng mắc liên quan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Cách đây mấy hôm, Tổ công tác của Thủ tướng đã kiểm tra tại Cảng Hải Phòng về tình trạng container phế liệu ách tắc tại các cửa khẩu.

Theo báo cáo của cơ quan liên quan, hiện có tổng số 24.184 container phế liệu đang lưu giữ tại các cảng trên cả nước; trong đó, số lưu giữ từ 30 ngày đến 90 ngày là 6.733 container; số tồn đọng trên 90 ngày là 9.872 container. Việc chậm được thông quan các lô hàng này, mỗi ngày doanh nghiệp phải chi trả khoảng 40 - 50 USD/container/ngày tiền lưu kho, bãi, với 16.605 container (đang bị lưu giữ từ 30-90 ngày), gây thiệt hại cho doanh nghiệp khoảng từ 600.000 - 800.000 USD/ngày.

Hơn 24.000 container phế liệu ách tắc, thiệt hại khoảng 800.000 USD mỗi ngày

Ngoài ra, theo phản ánh, nhiều doanh nghiệp phải giảm công suất, công nhân nghỉ việc, hủy hợp đồng, các hãng tàu chở phế liệu từ chối hoặc tăng 1,5 lần giá cước vì chủ tàu cho rằng hàng về Việt Nam khó khăn trong việc thông quan.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bày tỏ, số container tồn đọng trên sẽ có tác động rất tích cực cho sản xuất nếu như thông quan tốt kịp thời cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn nếu chậm thông quan ngày nào ngoài tiền phạt ra sẽ làm thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp về chậm nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp cũng như công nhân nghỉ việc hay như cắt hợp đồng với các đối tác đã ký....

“Tuy nhiên rất tiếc là khi thưc hiện việc này chúng ta không kiểm soát kỹ gây ra rào cản về thủ tục vô cảm, vô tình bóp chết doanh nghiệp.”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bức xúc.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết, một lô hàng nhập khẩu phế liệu có 4 cơ quan kiểm tra. Đó là, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương, cơ quan hải quan, cơ quan giám định độc lập và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại nơi nhà máy đó đóng.

Nhà máy ở một nơi, hàng về một chỗ và khi có giấy giám định của cơ quan quản lý độc lập rồi đưa giấy đó về Sở Tài nguyên và Môi trường. Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường lại cử cán bộ xuống cảng đó để kiểm tra đúng là hàng phế liệu thật hay không. Những thủ tục rườm ra này khiến doanh nghiệp phải rơi nước mắt.

Cũng đã có câu chuyện container nhập từ tháng 6, 7, 8/2018 và đến nay doanh nghiệp bán cả vỏ, cả hàng không đủ tiền nộp phạt”. Quy định trong Thông tư 08 chỉ một ngày nhưng mất 29 ngày mới thông quan vì phải đợi xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

“Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là năm 2019 phải bứt phá, hiệu quả hơn, cải cách hơn, thực chất hơn năm 2018, cắt bỏ tất cả những gì là rào cản, giấy phép con, tạo chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Chúng ta dứt khoát bảo vệ môi trường nhưng đồng thời cũng không lấy lý do đó để tạo thêm rào cản, chi phí vô lý cho doanh nghiệp.

Nếu là các lô hàng rác thải ô nhiễm, vô chủ thì phải cương quyết ngăn chặn, xử lý, nhưng nếu là lô hàng phế liệu làm nguyên liệu đủ điều kiện, bảo đảm an toàn môi trường thì phải được thông quan, không để ảnh hưởng đến sản xuất”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement