28/06/2019 15:58
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung tại G20 có thể mang lại 1.200 tỷ USD cho thế giới
Nền kinh tế thế giới có nguy cơ thiệt hại lên đến 1.200 tỷ USD nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Đó là tính toán của Bloomberg Economics khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, bắt đầu vào ngày 28/6.
Cuộc gặp này được nhiều quốc gia trên thế giới theo dõi sát sao, đặc biệt là các quốc gia trong chuỗi cung ứng châu Á, những người đang chịu tổn thương từ căng thẳng thương mại mặc dù một số quốc gia đã tìm ra cách chuyển sản xuất và hưởng lợi từ từ đó.
Ba nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. |
Nếu cuộc họp của Donald Trump và Tập Cận Bình lặi lại kết quả như tại G20 ở Buenos Aires vào cuối năm 2018, điều đó chỉ ra rằng căng thẳng thương mại đang được giảm bớt. Thuế quan có thể được giữ vững, và Huawei - gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có thể được nới lỏng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ngược lại, một bước đi sai lầm có thể kích hoạt mức thuế 25% đối với tất cả hàng hoá giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một sự kiện như vậy, cùng với sự suy thoái đang ngày càng tăng của thị trường, có thể GDP toàn cầu "bốc hơi" 1.200 tỷ USD vào cuối năm 2021, dựa trên tính toán của nhà kinh tế Dan Hanson của Bloomberg. Mặc dù không đủ để tự mình gây ra suy thoái, nhưng điều này sẽ đẩy tăng trưởng trở lại mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Dell Technologies, HP Inc., Intel Corp và Microsoft Corp đều phản đối mức thuế đề xuất đối với máy tính xách tay và máy tính bảng, họ cho rằng điều này sẽ làm tăng giá cho người tiêu dùng cũng như làm tổn hại các doanh nghiệp nhỏ dựa vào các nhà sản xuất tạo ra chúng.
Rick Muskat, chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty giày Deer Stags Conception có trụ sở tại New York, gần đây đã cảnh báo một nhóm các quan chức thương mại Mỹ rằng, ông có thể phải sa thải 35 nhân viên của mình hoặc thậm chí đóng cửa công ty ở Trung Quốc vì phải chuyển công ty sang quốc gia khác.
"Tôi rất lo lắng về tác động của lệnh trừng phạt đối với họ", ông Muskat nói với hội đồng về nhân viên của mình.
Ngay cả khi Donald Trump và Tập Cận Bình giữ nguyên mức thuế quan hiện có, thiệt hại đối với tăng trưởng của Trung Quốc, Mỹ và toàn cầu là rất đáng kể. Một phân tích của các nhà kinh tế của Bloomberg, Maeva Cousin và Tom Mitchik cho thấy, trong hàng ngàn loại hàng hóa Trung Quốc đã áp thuế quan từ tháng 7/2018, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm 26% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2019.
Bên cạnh việc gây áp lực lên Trung Quốc, thuế quan cũng có thể có tác dụng khác: Giảm sức hấp dẫn của việc định vị sản xuất tại Trung Quốc.
"Từ quan điểm của Trung Quốc, điều đó không hề tốt", ông Cameron nói trong một lần xuất hiện trên truyền hình gần đây, bởi vì tất cả các công ty đang trả thuế này đang chuyển đến Việt Nam và các nước khác ở châu Á.
"Trong quý đầu tiên của năm 2019, doanh số bán sản phẩm các loại mà Trung Quốc phải đối mặt với thuế quan tăng 30% ở Đài Loan, hơn 20% ở Việt Nam và 17% ở Hàn Quốc so với cùng kỳ năm ngoái, một sự tăng tốc mạnh mẽ từ tốc độ tăng trưởng được ghi nhận trong vài quý trước thuế quan đã được công bố. Tuy nhiên, đối với Mỹ, nhập khẩu bổ sung từ 10 quốc gia trong chuỗi cung ứng châu Á chiếm chưa đến một nửa lượng nhập khẩu từ Trung Quốc".
Có một số bằng chứng cho thấy chuỗi cung ứng đang dịch chuyển. Trong quý đầu tiên của năm 2019, Đài Loan và Hàn Quốc đã chứng kiến doanh số bán linh kiện điện tử tăng tốc khi các công ty lắp ráp được chuyển từ Trung Quốc về nước họ. Trong cùng thời gian, Việt Nam chứng kiến doanh số bán đồ nội thất tăng lên, một dấu hiệu cho thấy thuế quan đã đẩy nhanh sự dịch chuyển của ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp ra khỏi Trung Quốc.
Cho dù điều gì xảy ra tại G20, nếu Trump và Tập Cận Bình tập trung vào lợi ích thương mại, một thỏa thuận vẫn còn đó để thực hiện. Trung Quốc và Mỹ đều sẽ được hưởng lợi từ một thị trường Trung Quốc cởi mở hơn với sự bảo vệ mạnh mẽ hơn đối với sở hữu trí tuệ. Đây sẽ là một điều tích cực chưa từng có đối với Mỹ. Tại Trung Quốc, các nhà cải cách sẽ xem chi phí ngắn hạn là một cái giá phải trả cho sự gia tăng hiệu quả lâu dài.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp