Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hội đàm Triều Tiên- Hàn Quốc: Triều Tiên tham dự Thế vận hội có thể vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế

Phân tích

18/01/2018 18:19

Những người vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên thành lập một đội khúc côn cầu nữ chung.

Trong khi chính phủ Hàn Quốc xem thỏa thuận với Triều Tiên là một bước tiến trong việc tạo ra một "Thế vận hội Hòa bình" thì một số người lại tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận này.

Trong cuộc hợp diễn ra hôm 17/1, hai miền Triều Tiên đã đồng ý về một loạt các vấn đề liên quan đến việc Triều Tiên tham gia vào Thế vận hội mùa Đông, trong đó bao gồm việc sử dụng lá cờ "Thống nhất" tại lễ khai mạc và việc thành lập một đội khúc côn cầu nữ trên băng chung.

Ngoài ra hai bên cũng đồng ý tổ chức một khoá đào tạo trượt tuyết dành cho những người Hàn Quốc và Triều Tiên không phải vận động viên chuyên nghiệp tại Triều Tiên và các sự kiện văn hoá chung khác.

Mặc dù một số người ca ngợi điều này là một bước nhảy vọt trong mối quan hệ liên Triều, song vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng vấn đề này vẫn còn nhiều điều cần phải giải quyết.

Một trong số đó chính là vấn đề trừng phạt Triều Tiên của chính quyền Seoul và cộng đồng quốc tế.

Viện Nghiên cứu Chính sách Asan của Hàn Quốc đã đưa ra một loạt các tình huống mà trong đó các biện pháp trừng phạt Triều Tiên có thể bị vi phạm, hoặc được coi là yếu đi.

Báo cáo của Viện này nêu ra khả năng các biện pháp trừng phạt có thể bị vi phạm nếu như Triều Tiên yêu cầu hỗ trợ tài chính cho quá trình chuẩn bị gửi đoàn vận động viên, các nhóm nhạc biểu diễn sang Hàn Quốc tham gia Thế vận hội.

Ngoài ra báo cáo cũng đưa ra khả năng một số nhân vật cấp cao của Triều Tiên bị Liên hợp quốc trừng phạt có thể được cử sang Hàn Quốc và điều này sẽ làm cho các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế bị suy yếu bởi sự hiện diện của những người này khi đó sẽ không còn bó hẹp trong vấn đề thể thao.

"Các biện pháp trừng phạt đơn phương và quốc tế là một phần sức ép đối với Triều Tiên và khi họ (các đại biểu cấp cao) là những nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Triều Tiên thì thật khó để nói rằng họ không có trách nhiệm trong các chương trình hạt nhân củanước này", bản báo cáo viết.

Tuy nhiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã trấn an dư luận song không đưa ra nhiều chi tiết cho việc giải quyết những vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung hôm 17/1 cho biết "vấn đề hiện nay không liên quan đến các chuyến thăm dài ngày của các quan chức Triều Tiên cũng như các dự án hợp tác kinh tế" và ông nói rằng chính quyền Hàn Quốc trước đây cũng đã có các cuộc trao đổi xã hội và văn hoá với Triều Tiên mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của quốc tế."

Seoul sẽ chuẩn bị để đảm bảo rằng không có sự vi phạm nào đối với lệnh pháp trừng phạt được đưa ra vào ngày 24 tháng 5 năm 2010", ông Chun Hae-sung cho biết thêm.

Vào ngày 24 tháng 5 năm 2010, Hàn Quốc đã cấm tất cả các hoạt động chung giữa hai miền sau khi tàu chiến Cheonan bị phía Triều Tiên bắn chìm.

Ý tưởng thành lập đội nữ khúc côn cầu chung vấp phải sự chỉ trích.
Ý tưởng thành lập đội nữ khúc côn cầu chung vấp phải sự chỉ trích.

Ngoài ra, kế hoạch tổ chức một khóa huấn luyện cho những người trượt tuyết cả miền Nam lẫn miền Bắc tại khu trượt tuyết Masikryong ở Triều Tiên cũng vấp phải những lời chỉ trích.

Hoàn thành vào năm 2013, Bình Nhưỡng quảng bá khu nghỉ mát này như một thành tựu quan trọng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Cộng đồng quốc tế cũng đã chỉ trích nặng nề việc Triều Tiên thực hiện dự án xa hoa này trong khi phần lớn dân số sống trong nghèo đói.

Trong một cuộc phỏng vấn qua radio, cựu viên chức tình báo thuộc cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho biết việc người dân Hàn Quốc sử dụng các cơ sở này sẽ dẫn đến vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế.

"Phí sử dụng khu nghỉ mát hàng ngày là 35 đô la Mỹ cho một người và chi phí của khách sạn khoảng 300 đô la Mỹ cho một đêm. Không thể sử dụng cơ sở vật chất đó mà không thanh toán. Đó là một khoản tiền lớn phải trả và nó vi phạm lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế", Kim Jung-bong, cựu quan chức NIS nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hôm nay, 18/1.

Ngay cả việc tưởng chừng như đơn giản là thành lập đội khúc côn cầu nữ trên băng cũng không phải là điều dễ dàng.

Hôm thứ Tư, trước khi có thỏa thuận, một fan hâm mộ khúc côn cầu địa phương đã nộp đơn lên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia tuyên bố rằng một nhóm chung như thế sẽ vi phạm quyền của vận động viên Hàn Quốc.

Người yêu cầu, được xác định bởi họ Hong, tuyên bố rằng một nhóm chung sẽ dẫn đến thời gian chơi của người chơi Hàn Quốc bị giảm.

Mặc dù Ủy ban Olympic Quốc tế vẫn chưa phê duyệt kế hoạch, tuy nhiên đã xuất hiện một số ý kiến phản đối cả trong lẫn ngoài nước.

Các đảng đối lập của Hàn Quốc cũng đã đưa ra phản đối đối Thủ tướng Lee Nak-yeon về những  bình luận trong đó ông đánh giá thấp đội tuyển nữ Hàn Quốc hơn Triều Tiên.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba, ông Lee đã cố gắng để giảm nhẹ các tranh cãi bằng cách nói rằng bảng xếp hạng của Hàn Quốc lẫn Triều Tiên không cho thấy họ có khả năng đạt huy chương cao và rằng các cầu thủ Hàn Quốc nói chung hoan nghênh ý tưởng này.

Trong khi các vấn đề trong nước chưa được giải quyết thì đội tuyển khúc côn cầu nữ Thụy Sĩ, những người sẽ đối mặt với Triều Tiên vào ngày 10/2, tỏ ra thất vọng với ý tưởng thành lập này.

"Về vấn đề thể thao và tất cả các thành viên trong đội, những người đã đầu tư tiền bạc và nguồn lực cho đội chúng tôi cảm thấy không công bằng và nó làm biến dạng sự cảnh tranh trong thể thao", Janos Kick, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Liên đoàn Hockey Thụy Sỹ phát biểu với một số cơ quan thông tấn địa phương.

TỐ LOAN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement