04/08/2017 04:14
Hàng không giá rẻ không hề rẻ!
Thuật ngữ giá rẻ vốn được thịnh hành tại Việt Nam từ thời Jetstar Pacific chuyển đổi mô hình sang hàng không truyền thống sang hàng không chi phí thấp - LCC (Low Cost Carrier). Đã đến lúc, chúng ta nên xem hàng không giá rẻ ở Việt Nam là LCC thay cho thuật ngữ gây rối về truyền thông và nhận thức khách hàng.
"Của rẻ là của ôi", câu này đang dần có vẻ đúng trong bối cảnh hàng không giá rẻ đang ngày càng có chất lượng khá tệ trong cung cách phục vụ khách hàng.
Quảng cáo cho một chiếc vé rẻ 0 đồng, nhưng khi thanh toán, chiếc vé đã lên gần 300.000 đồng cho hành trình nội địa, và hơn 1 triệu đồng cho hành trình quốc tế tùy chặng,bao gồm cả phí và lệ phí. Giá trên còn cao hơn theo cách tùy chọn hành lý và suất ăn của hành khách.
Nhiềuloại phí bủa vây trên một chiếc vé được chính hãng hàng máy bay đặt ra đang thêm nghi vấn hàng không giá rẻ hiện cần thay đổi không chỉ từ cách cung cấp, chất lượng dịch vụ mà còn cả vấn đề vận hành.
Bằng sự cắt giảm các tùy chọn liên quan bao gồm hành lý, suất ăn, nước uống..., vé máy bay do LCC cung cấp được giảm xuống mức thấp nhất cho hành khách. Thay cho hàngkhông truyền thống vốn tích hợp vào chiếc vé cho khách hàng khi mua. Vô tình cho thấy hàng không chi phí thấp bỗng chốc có lợi thế hơn so với hàng không truyền thống, khi mà giá không hề rẻ trong nhiều thời điểm bay.
Tại Việt Nam, do chưa có sân bay dành riêng cho LCC nên phí và lệ phí sân bay hầu như không có sự phân biệt. Ngoài các quy định về phí cất hạ cánh do cảng hàng không quy định, hãng hàng không còn phải chịu thêm phí an ninh soi chiếu, phí dịch vụ mặt đất và các phí này hành khách sẽ phải chịu.
Ở nước ngoài, hầu như không có thuật ngữ hàng không giá rẻ, mà chỉ có LCC nhằm đưa lĩnh vực hàng không tiếp cận đại đa số người dùng phổ thông. LCC không chỉ phát triển mạnh tại châu Âu, mà tại châu Á, số lượng hãng cũng dần tăng trưởng mạnh. Riêng tại Đông Nam Á, LCC đã có gần 10 hãng bay như Air Asia, Lion Air, Nok Air, Cebu Pacific, VietJet, Jetstar Pacific...
Thái Lan và Malaysia được xem là nơi có LCC phát triển mạnh. Hai quốc gia này thậm chí dành riêng cảng hàng không chuyên dành cho LCC. Điều này cho thấy, LCC chỉ giảm giá thành trên tùy chọn, còn lại việc vận hành từ khâu mặt đất, phí cất hạ cánh, phí sân bay... có biểu giá chung cho các hãng máy bay, không chỉ là LCC mà cảhàng không truyền thống.
Vì sao, cùng một thời gian bay, cùng một đường bay, cùng một sân bay đi vàđến nhưng LCC luôn bị trễ so với hàng không truyền thống? Khi mà hai hãng chỉ khác nhau cho giá vé và dịch vụ cung cấp? Câu trả lời chính là cách mà hãng vận hành của LCC đang khiến cho việc trễ dây chuyền tăng cao.
Không chỉ trễ, LCC còn kèm theo những cách bồi thường không thỏa đáng và cần xem lại cách vận hành của mình khi mà thời gian qua, tình trạng hoãn, hủy chuyến tăng cao liên tục mà hành khách thì không có sự bồi thường thỏa đáng, phần nào cho thấy cách vận hành của LCC Việt Nam đang có vấn đề.
Đơn cử như VietJetAir, một LCC của Việt Nam. Ghi nhận nhiều chuyến bay của hãng cho thấy, sự tận dụng quá nhiều máy bay vào khai thác đã khiến việc trễ dây chuyền tăng cao.
Trên các đường bay ngắn như TP.HCM - Đà Lạt, hay TP.HCM - Quy Nhơn, thời gian quay vòng của VietJetAir chỉ 35 phút, trong khi Vietnam Airlines thời gian quay lên đến 50 phút. Hay như đường bay dài hơn Hà Nội - Cần Thơ, Vietnam Airlines quay vòng 45 phút, VietJetAir lại rút ngắn còn 30 phút. Việc vận hành khai thác triệt để tàu bay trên trời không tính đến quyền lợi hành khách bị ảnh hưởng là cách để LCC tận dụng kiếm tiền, vô tình làm trì hoãn chuyến bay dây chuyền khi có nhiều lý do về thời tiết hay kho bãi.
Việc hoãn hủy là luôn có với mọi hãng hàng không, nhưng hãy nhìn LCC nước ngoài, điển hình như Air Asia. Khi có hoãn chuyến bay, Air Asia luôn cố làm hài lòng hành khách với các dịch vụ bao gồm chi phí cho việc chờ đợi như mời phòng chờ thư giãn để bù đắp cho hành khách. Còn với LCC Việt Nam như VietJetAir, thì chai nước cũng đã là nhiều. Thử hỏi hành khách nào không bực mình?
Đó là chưa kể, khi một chuyến bay bị hủy vì nhiều lý do, LCC luôn tìm mọi cách để hỗ trợ hành khách, còn LCC Việt Nam hầu như chỉ biết dồn chuyến để ép khách bay thay cho lựa chọn khác có thể làm hài lòng hành khách của mình và muốn họ đến lần hai.
Riêng với những hành khách không bay, với LCC nước ngoài như Air Asia, hành khách được hoàn phí và lệ phí, riêng LCC và cả hàng không truyền thống Việt Nam, khách không đi xem như bỏ vé, đồng nghĩa với việc hãng ém luôn phí và lệ phí đã thu. Số tiền ấy không nhỏ, hiện mỗi vé thu gần 300.000 đồngkhoản này. Vậy thử hỏi liệu đã công bằng?
Đã đến lúc, chúng ta nên xem lại về LCC tại Việt Nam, khi mà giá vé không rẻ, thì liệu thuật ngữ hàng không giá rẻ có còn phù hợp?
Advertisement
Advertisement