Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giải Nobel Hoà bình 2019 thuộc về Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed

Phân tích

11/10/2019 18:02

Ủy ban Nobel Na Uy tuyên bố Giải Nobel Hòa bình 2019 sẽ được trao cho Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed vì những đóng trong nỗ lực bình thường hoá với Eritrea.

“Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed vừa được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay cho những nỗ lực của ông nhằm đạt được hòa bình và hợp tácquốc tế, và đặc biệt cho sáng kiến của ông giải quyết cuộc xung đột biên giới với nước láng giềng Eritrea”, Ủy ban Nobel Na Uy nhấn mạnh trong thông cáo.

Ethiopia và Eritrea đã có cuộc chiến tranh biên giới từ năm 1998 đến năm 2000 và chỉ khôi phục quan hệ song phương vào tháng 7/2018, theo Reuters.

Giải Nobel Hòa bình, với tiền thưởng 9 triệu krona Thụy Điển (hơn 21 tỉ đồng) sẽ được trao tại thủ đô Oslo của Na Uy vào ngày 10/12.

ttetiopia-nobel-1570785246377416683152
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed - chủ nhân Nobel hòa bình 2019 - Ảnh: Reuters.

Ông Abiy Ahmed Ali, sinh năm 1976, được bổ nhiệm làm thủ tướng Ethiopia hồi tháng 4/2018. Ông là chủ tịch của cả đảng cầm quyền EPRDF (Mặt trận Dân chủ cách mạng của dân tộc Ethiopia) và OPDO (Tổ chức Dân chủ Oromo), một trong bốn đảng liên minh của EPRDF.

Theo Đài BBC, đất nước Ethiopia đã trải qua những thay đổi rất nhanh chóng từ khi ông Abiy Ahmed trở thành thủ tướng. Người ta như thể đang “nhìn thấy một quốc gia khác”.

Trong chỉ một vài tháng sau khi lên nắm quyền, ông Abiy Ahmed đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở nước này, ra lệnh thả hàng ngàn tù nhân (trong đó có lãnh đạo đối lập Andargachew Tsege), cho phép những người bất đồng quan điểm quay về nhà và bỏ chặn hàng trăm trang web cùng kênh truyền hình.

Đặc biệt, ông đã giúp chấm dứt tình trạng chiến tranh với nước láng giềng Eritrea khi đồng ý từ bỏ phần lãnh thổ biên giới còn tranh chấp và đang trong quá trình bình thường hóa quan hệ với quốc gia này.

Ông đã cùng tổng thống Eritrea tuyên bố chấm dứt chiến tranh giữa hai nước, sau đó mở lại biên giới trên bộ với Eritrea.

Theo Ủy ban Nobel, khi ông Abiy Ahmed trở thành thủ tướng tháng 4/2018, ông nói rõ rằng ông muốn nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Eritrea. Hợp tác với Isaias Afwerki, tổng thống Eritrea, ông Abiy Ahmed đã nhanh chóng đưa ra các nguyên tắc của thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc "không hòa bình, không chiến tranh" giữa hai nước.

“Những nguyên tắc này được nêu trong các tuyên bố mà Thủ tướng Abiy và Tổng thống Afwerki đã ký tại Asmara và Jeddah vào tháng 7 và tháng 9 năm ngoái. Một tiền đề quan trọng cho sự đột phá là sự sẵn sàng vô điều kiện của ông Abiy Ahmed để chấp nhận phán quyết trọng tài của một ủy ban biên giới quốc tế vào năm 2002”, ủy ban trao giải giải thích thêm.

Trả lời câu hỏi về việc người đoạt giải, ông Ahmed, vẫn chưa thực hiện cải cách dân chủ tại Ethiopia, người phát ngôn ủy ban trao giải cho biết: “Chúng tôi công nhận chủ định của ông ấy trong cuộc bầu cử dân chủ vào năm tới… bởi vì chắc chắn có rất nhiều điều đang diễn ra ở Ethiopia nhưng cũng còn một chặng đường dài.

Rome đã không được xây trong một ngày, và cả sự phát triển hòa bình và dân chủ sẽ không đạt được trong một khoảng thời gian ngắn”.

301 ứng viên cho giải thưởng năm 2019

Thủ tướng Ethiopia đã được cân nhắc cùng nhiều cái tên nổi bật khác cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Nhiều người đã đặt cược vào Greta Thunberg - cô bé Thụy Điển 16 tuổi kêu gọi chống biến đổi khí hậu, hay Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern - người được ca ngợi vì phản ứng nhanh chóng và quyết đoán trong vụ xả súng tại hai nhà thờ Hồi giáo ở nước này.

Theo Viện Nobel, giải Nobel hòa bình 2019 có 301 ứng viên, gồm 223 cá nhân và 78 tổ chức. Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed nằm trong những cái tên được dự báo đoạt giải gồm nhà hoạt động môi trường 16 tuổi Greta Thunberg người Thụy Điển, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern…

ethiopia_1
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed vượt qua 301 ứng cử viên để giành giải thưởng này. Ảnh: AFP.

Giải Nobel Hòa bình là một trong năm giải thưởng ban đầu được Alfred Nobel đề cập trong di chúc. Theo nguyện vọng của ông, giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã đóng góp nhiều nhất hoặc tốt nhất cho việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang cũng như tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình".

Trong khi các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một tổ chức của Thụy Điển quyết định, người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Nobel Na Uy do quốc hội Na Uy lập ra.

Từ năm 1901 đến năm 2018, giải thưởng đã được trao cho 106 cá nhân và 24 tổ chức, trong đó người trẻ nhất từng nhận giải là nhà hoạt động người Pakistan Malala Yousafzai (17 tuổi, năm 2014).Do bản chất liên quan đến chính trị, giải Nobel Hòa bình đã luôn là chủ đề gây tranh cãi trong lịch sử.

Khác với các giải Nobel còn lại, giải Nobel Hòa bình cũng được trao cho các tổ chức, hội nhóm, chẳng hạn Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (3 lần) và Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (2 lần). Gần nhất, giải thưởng năm 2017 được trao cho Chiến dịch Quốc tế về Xóa bỏ Vũ khí hạt nhân (ICAN).

Mùa giải Nobel năm nay bắt đầu hôm 7/10 với giải thưởng đầu tiên được trao trong lĩnh vực y học/sinh học, sau đó lần lượt là vật lý, hóa học, văn học. Giải Nobel Kinh tế sẽ được công bố cuối cùng vào ngày 14/10. Các lễ trao giải sẽ diễn ra tại cả Thụy Điển và Na Uy vào tháng 12.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement