10/01/2020 15:00
Giấc mộng soán ngôi Boeing, Airbus của Trung Quốc
Trung Quốc đang tìm cách phát triển máy bay thân C919 nhằm cạnh tranh với Boeing và Airbus, nhưng hiện đã chậm tiến độ 5 năm so với dự kiến.
Việc phát triển máy bay thân hẹp C919 của Trung Quốc, đã chậm tiến độ ít nhất 5 năm so với dự kiến, khi Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang vật lộn với hàng loạt vấn đề kỹ thuật khiến C919 chưa thực hiện đủ số giờ bay thử cần thiết để được cấp phép, Reuters trích lời một nguồn tin thân cận cho biết.
Việc các dự án hàng không phức tạp chậm tiến độ là điều thường thấy. Tuy nhiên, chậm trễ lâu như thế này có thể khiến Trung Quốc lúng túng. Họ đã đầu tư mạnh vào nỗ lực nghiêm túc đầu tiên của mình để phá vỡ thế độc quyền của Boeing và Airbus trên thị trường máy bay phản lực toàn cầu.
Vấn đề gần đây nhất mà C919 gặp phải là lỗi tính toán. Các kỹ sư của COMAC đã tính sai hệ số tải của máy bay và gửi số liệu nhầm này đến hãng sản xuất động cơ CFM International, nguồn tin của Reuters cho biết.
Các lỗi kỹ thuật và cấu trúc đã khiến C919, sau hơn 2,5 năm bắt đầu bay thử nghiệm, mới hoàn thành chưa đầy 20% trong số 4.200 giờ bay thử cần thiết để được Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cấp phép.
Một chiếc C919 bay thử nghiệm tại Thượng Hải tháng 10/2019. Ảnh: Reuters. |
COMAC đã phát triển C919 trong bí mật từ năm 2008, hiếm khi tiết lộ các thông tin về quá trình nghiên cứ. Một lãnh đạo COMAC - Yang Yang cho biết trước báo giới Trung Quốc rằng ông kỳ vọng được giới chức trong nước cấp phép trong 2-3 năm tới. Trước đó, mục tiêu này là cuối năm 2020. Các quan chức COMAC khác cho biết họ đang dự kiến C919 sẽ được chứng nhận và giao hàng vào năm 2021.
"COMAC vẫn chưa hoàn thiện các tính toán và dữ liệu chính xác để gửi cho nhà sản xuất động cơ, đây là chìa khóa để đảm bảo rằng động cơ không bị hỏng dưới tải nặng", một trong những nguồn tin nói với Reuters.
Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, không có gì đảm bảo COMAC sẽ đáp ứng mục tiêu 2021-2022 của Yang.
"Mọi thứ phải lúc nào cũng diễn ra theo kế hoạch, nhưng tôi hy vọng COMAC sẽ chậm lại một chút và cố gắng không vội vàng", một trong những nguồn tin quen thuộc với vấn đề động cơ nói với Reuters. "Nếu không, sẽ có vô số vấn đề về sau này".
Áp lực thời gian
Tính toán sai lầm của động cơ không phản ánh sự thiếu hiểu biết về lý thuyết - Trung Quốc đã đưa con người lên vũ trụ trong gần hai thập kỷ trước. Nhưng nó cho thấy nhà sản COMAC thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế và chế tạo máy bay thương mại.
COMAC trước đó còn gặp nhiều vấn đề khác, như vết nứt ở cánh đuôi hay hộp số.
COMAC còn gặp vấn đề trong việc thiết kế máy bay. COMAC đã tìm thấy các vết nức trong bộ ổn định ngang của một số chiếc máy bay C919 thử nghiệm đầu tiên, mặc dù các vấn đề này đã được giải quyết. COMAC còn tìm thấy một hộp số gắn liền với động cơ bị nứt vỏ, khiến động cơ ngừng hoạt động trong chuyến bay thử nghiệm, một vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến tất cả sáu máy bay C919 trong các chuyến bay thử nghiệm.
Sự cố hộp số, được phát hiện vào năm 2018 và không được báo cáo trước đây, hai nguồn tin nói với Reuters. Các kỹ sư của chương trình đã tìm ra cách để giảm thiểu rủi ro, các nguồn tin cho biết.
Tuy nhiên, việc gặp phải nhiều vấn đề đã khiến COMAC chậm tiến độ đáng kể, điều này có thể gây tốn kém.
C919 được thiết kế để cạnh tranh với Boeing 737 MAX và Airbus 320neo. Sau khi Boeing và Airbus đạt được các thỏa thuận để tiếp quản việc sản xuất các máy bay đối thủ do Embraer và Bombardier sản xuất, COMAC hiện là lựa chọn thứ ba trên thị trường cho các máy bay có hơn 100 chỗ ngồi.
Hầu hết các nhà dự báo công nghiệp hiện nay dự đoán sự bùng nổ theo chu kỳ kéo dài trong nhu cầu máy bay thương mại sẽ giảm dần trong năm nay, vì niềm tin kinh doanh sẽ kéo dài giữa lúc căng thẳng địa chính trị, có nghĩa là một chiếc máy bay ra mắt vào năm 2021 hoặc 2022 có thể sẽ bỏ lỡ các đơn đặt hàng trong nhiều năm tới.
COMAC dĩ nhiên ý thức được áp lực về thời gian. 3 lần gần nhất trong 6 lần bay thử nghiệm của C919 được thực hiện trước cả khi máy bay sơn hoàn chỉnh, nguồn tin của Reuters cho biết.
Made in China 2025
Dự án phát triển C919 nằm trong sáng kiến "Made in China 2025" của Trung Quốc, nhằm giúp nước này tự chủ về công nghệ và bắt kịp công nghệ tiên tiến trên toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể không hoàn toàn thất vọng nếu C919 thất bại trong việc cạnh tranh ngay lập tức trên thị trường quốc tế. Vì chính phủ Trung Quốc có thể chỉ đạo các hãng hàng không trong nước mua C919.
Nỗ lực này đã thu hút sự chú ý của các công tố viên liên bang Mỹ, vào năm 2018 đã buộc tội một nhóm sĩ quan tình báo, tin tặc và người trong công ty Trung Quốc đột nhập vào mạng lưới của 13 nhà sản xuất hàng không vũ trụ trên khắp thế giới, để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm có thể giúp Trung Quốc chế tạo động cơ phản lực. Trung Quốc đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan đến vụ việc này.
"Bắc Kinh có thể không hoàn toàn thất vọng nếu máy bay phản lực C919 không cạnh tranh ngay lập tức trên thị trường quốc tế", một số nhà phân tích cho biết, chính phủ Trung Quốc có thể chỉ đạo các hãng hàng không của mình mua máy bay phản lực.
Các hãng bay và công ty cho thuê máy bay của nước này đóng góp phần lớn trong 815 đơn hàng tạm thời COMAC nhận được cho C919. Người mua nước ngoài duy nhất đến nay là công ty cho thuê GECAS, thuộc General Electric.
"Mục tiêu thực sự của C919 là giành lại thị trường trong nước đang bị hai gã khổng lồ nước ngoài thống trị", Jean-François Dufour - trưởng nhóm phân tích tại DCA Chine-Analyse cho biết, "10-15 năm sau, thế hệ C919 tiếp theo, hoặc các máy bay khác của COMAC, mới có thể là đối thủ thực sự trên phạm vi toàn cầu".
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement