08/10/2022 07:41
Giá thép hôm nay 8/10: Thép tiếp tục trượt giá
Thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán sau nhiều đợt điều chỉnh, trong khi thép thanh vằn giao sau trên thị trường Trung Quốc ở mức 3.936 CNY/tấn.
Giá quặng sắt với hàm lượng sắt 63,5% để giao đến Thiên Tân giảm xuống 98 USD/tấn bằng mức thấp nhất trong 10 tháng và hai lần trong tháng 9 giữa bối cảnh lo ngại về nhu cầu thấp đối với thép và nguyên liệu đầu vào công nghiệp.
Trong khi chỉ số PMI sản xuất chính thức của NBS chỉ ra sự đình trệ trên diện rộng, phép đo PMI Caixin rộng hơn cho thấy sự sụt giảm bất ngờ và tăng tốc so với tháng trước.
Dữ liệu liên quan đã khôi phục lo ngại rằng việc triển khai các biện pháp kích thích đã không thể thúc đẩy sự phục hồi đáng kể trong hoạt động kinh tế sau khi phân bổ quyền lực mỏng và các đợt khóa cứng chặt chẽ.
Theo dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) mới đây, sản lượng thép năm 2022 chỉ đạt 1,1 tỷ tấn. Điều này đánh dấu sự thu hẹp lớn nhất về sản lượng thép từ tháng 1 đến tháng 7 trong năm kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009.
Trong đó, nhân tố chính trong toàn bộ cuộc tranh luận là Trung Quốc, nước mà nền kinh tế đang suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng thép thô của chính nước này khi giảm 6,4% trong tháng 7/2022 và sự sụt giảm nhu cầu thép trong nước. Đồng thời giá đang tác động ngược so với xuất khẩu thép của chính nước này và giá thép toàn cầu.
Các số liệu cho thấy ngành thép của Trung Quốc đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương. Hiệp hội Gang thép Trung Quốc (CISA) cho biết từ tháng 1 đến tháng 7, tổng lợi nhuận gộp của 90 thành viên nhà thép chủ chốt đã giảm 63,4%.
Nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên vật liệu cao và giá thép giảm. CISA cũng cho biết vào tháng 7, có 70% doanh nghiệp thành viên đang hoạt động trong tình trạng thâm hụt.
Ở thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp thông báo tăng giá thép xây dựng từ chiều 13/9, cao nhất đến 880.000 đồng/tấn. Đây là lần tăng giá thép liên tục lần thứ 3 sau hơn 4 tháng.
Theo đó, thép Việt Nhật tăng lần lượt 880.000 đồng/tấn và 470.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,22 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên với 15,12 triệu đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá CB240 là 14,82 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 400.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 400.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn.
Thép Kyoei, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,12 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn sau khi tăng lần lượt 480.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn.
Tại khu vực miền Nam, giá thép CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,43 triệu đồng/tấn và 15,83 triệu đồng/tấn sau khi lần lượt tăng 410.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.
Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 15,2 triệu đồng/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn sau khi tăng 580.000 đồng/tấn và 490.000 đồng/tấn. Như vậy, sau 3 lần tăng, tổng mức tăng của giá thép khoảng hơn 2 triệu đồng/tấn.
Thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong quý IV bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp