Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới suy yếu

Giá cả hàng hóa

08/08/2023 09:23

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm 7/8 với lực bán chiếm ưu thế khiến chỉ số MXV-Index quay đầu suy yếu 0,42% sau 2 phiên tăng, xuống 2.283 điểm.

Giá bạc giảm mạnh trước sức ép của đồng USD

Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần, ngoại trừ chì và thiếc LME, toàn bộ các mặt hàng còn lại trong nhóm kim loại đồng loạt giảm giá,. 

Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc dẫn dắt đà giảm của nhóm khi giảm mạnh 2,04% xuống 23,23 USD/ounce, mức thấp nhất trong vòng gần 1 tháng. Trong khi đó, giá bạch kim chỉ suy yếu 0,67% xuống 926,9 USD/ounce.

Giá các mặt hàng kim loại quý đồng loạt suy yếu sau những bình luận mang tính "diều hâu" của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Thống đốc Fed, Michelle Bowman, trong bài phát biểu tại sự kiện "Fed Listens" ở Atlanta, bà cho rằng Fed cần phải tăng thêm lãi suất để đưa lạm phát về mức 2%.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới suy yếu - Ảnh 1.

Chủ tịch Fed bang New York, John Williams, cũng cho rằng Fed cần phải duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt trong một thời gian và cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu vào năm 2024 nếu lạm phát hạ nhiệt, theo New York Times đưa tin vào ngày 7/8.

Do đó, lo ngại Fed tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay trong năm nay đã giúp đồng USD phục hồi. Điều này khiến giá bạc và bạch kim chịu sức ép do chi phí nắm giữ trở nên đắt đỏ hơn.

Tuy nhiên, giá bạch kim ghi nhận mức giảm thấp hơn hẳn so với giá bạc do một số lo ngại về nguồn cung.

Sản lượng khai thác của Nam Phi, quốc gia khai thác bạch kim lớn nhất thế giới, đã giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, theo Hội đồng Khoáng sản Nam Phi. Ngành khai thác của Nam Phi đang phải chịu sức ép bởi tình trạng mất điện liên tục và vận hành hệ thống đường sắt gặp gián đoạn.

Nhóm đậu tương chịu sức ép

Ngoại trừ lúa mì, trên thị trường nông sản, ngô, đậu tương và gạo thô đều chịu sức ép bán trong ngày hôm qua. Trong đó, ngô và gạo thô chỉ suy yếu nhẹ, ngược lại, 3 mặt hàng nhóm đậu tương ghi nhận mức giảm tương đối mạnh.

Theo MXV, triển vọng nguồn cung khả quan hơn nhờ dự báo hạn hán sẽ dần thu hẹp tại Mỹ giúp chất lượng cây trồng cải thiện trong thời gian tới là nguyên nhân chính tạo sức ép tới giá đậu tương.

Đậu tương Mỹ bước vào tháng 8, giai đoạn quan trọng nhất quyết định tới năng suất thu hoạch với thời tiết khá tích cực. Từ đầu tuần này, Mỹ đã ghi nhận một đợt dông bão phía đông và mang lại thời tiết mát mẻ, ôn hòa hơn tới các khu vực gieo trồng. Khả năng là trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tuần này và tuần tới, chất lượng đậu tương Mỹ sẽ được cải thiện. MXV cho biết, xu hướng của số liệu này sẽ là cơ sở để dự đoán cho số liệu năng suất trong báo cáo Cung – cầu sau đó và cũng chính là yếu tố quyết định tới xu hướng giá đậu tương trong vài tháng tới. Với bối cảnh hiện tại, thị trường đang thiên về xu hướng giá giảm khá rõ ràng.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới suy yếu - Ảnh 2.

Ngoài ra, theo báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Inspections) của USDA, khối lượng đậu tương giao hàng đậu tương trong tuần kết thúc ngày 03/08 của Mỹ đạt 281.857 tấn, thấp hơn so với tuần trước và chỉ bằng chưa tới 1/3 cùng kỳ năm ngoái. Tổng luỹ kế giao hàng từ đầu niên vụ cho tới nay mới chỉ đạt 94% so với tổng khối lượng dự báo xuất khẩu cả niên vụ. Trong khi đó, tiến độ giao hàng đã hoàn thành trong cùng kỳ năm ngoái. Do chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là kết thúc niên vụ nên con số này càng có ý nghĩa hơn trong việc phản ánh nhu cầu đối với nguồn cung tại Mỹ. Báo cáo tối qua cho thấy xuất khẩu đậu tương của Mỹ đang bị chậm trễ cũng góp phần khiến giá suy yếu.

Trong khi đó, 2 mặt hàng thành phẩm đậu tương cũng đóng cửa với mức giảm khá mạnh. Khô đậu chịu sức ép gián tiếp từ thị trường đậu tương trong bối cảnh thiếu vắng thông tin cơ bản. Giá dầu đậu mặc dù sụt giảm hơn 2,7% nhưng xu hướng chính vẫn đang giằng co trong vài phiên vừa qua do lo ngại về nguồn cung dầu thực vật sẽ thu hẹp.

Sáng nay trên thị trường nội địa, giá chào bán khô đậu tương nhập khẩu cũng cho thấy xu hướng hạ nhiệt. Tại cảng Cái Lân, khô đậu tương Mỹ được chào bán ở khoảng 13.600 – 13.700 đồng/kg đối với kỳ hạn giao các tháng quý III năm nay. Đối với kỳ hạn giao quý IV, giá chào bán thấp hơn, ở khoảng 13.300 đồng/kg.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement