Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas tăng 13.000 đồng/bình 12 kg từ ngày 1/12

Giá cả hàng hóa

30/11/2022 16:52

Công ty Saigon Petro vừa phát đi thông báo điều chỉnh giá gas bán lẻ trong nước từ ngày 1/12.

Theo Saigon Petro, từ ngày 1/12, giá bán gas SP tăng 1.083 đồng/kg (bao gồm VAT), tương đương tăng 13.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, giá bán lẻ gas SP đến tay người tiêu dùng trong tháng 12 sẽ ở mức 438.000 đồng/bình 12 kg.

Lý do giá gas trong nước tăng được đại diện Saigon Petro nêu ra là giá CP bình quân tháng 12/2022 ở mức 650 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với tháng 11/2022. Như vậy, đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp của giá gas. So với đầu năm, giá gas hiện thấp hơn 6.000 đồng/bình 12 kg.

Theo các doanh nghiệp khí đốt, 70% nguồn gas trong nước phải nhập khẩu từ thị trường châu Á như Trung Quốc, Qatar… Vừa qua, tình hình thế giới biến động khiến nguồn gas trên thị trường châu Âu hạ nhiệt. Tuy nhiên, tại thị trường châu Á nguồn cung nhiên liệu này căng thẳng hơn, giá gas diễn biến bất thường.

Thị trường giá khí đốt thời gian gần đây bị ảnh hưởng do các bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) không đồng ý về mức giá trần khí đốt và thời tiết có xu hướng lạnh giá hơn đã làm tăng nhu cầu sưởi ấm. Một nhà kinh doanh khí đốt châu Âu cho biết, thị trường sẽ tăng nhẹ vào cuối ngày khi nhu cầu đang mạnh.

Các bộ trưởng năng lượng của EU đã không thống nhất được mức giá trần khí đốt và hoãn việc thông qua các đề xuất khác của EU như mua khí đốt chung và giấy phép tái tạo theo dõi nhanh cho một cuộc họp dự kiến vào ngày 13/12 tới.

Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất mức giá trần khí đốt là 275 euro/megawatt giờ (MWh). Mức giá trần này được tính toán dựa trên nhiều yếu tố phức tạp và điều kiện áp dụng mức giá trần này cũng không đơn giản nên một số chuyên gia kinh tế thậm chí còn nhận định, nhiều khả năng mức giá trần này có thể sẽ không bao giờ được áp dụng trên thực tế.

Tuy nhiên, trước mắt về lý thuyết, nếu các lãnh đạo các nước châu Âu bật đèn xanh thông qua mức giá trần này thì EC sẽ có một công cụ tương đối mạnh để can thiệp vào thị trường năng lượng. 

Theo đó, cơ chế điều tiết thị trường sẽ được tự động kích hoạt nếu giá khí đốt vượt quá 275 euro/MWh trong 2 tuần liên tiếp và chênh lệch giữa giá khí đốt hợp đồng tương lai giao dịch trên sàn TTF (Hà Lan) và giá khí tự nhiên hoá lỏng trên thị trường thế giới vượt quá 58 euro trong 10 ngày giao dịch liên tiếp.

CẨM VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement