Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas ngày 2/12: Tiếp tục trượt dốc

Giá cả hàng hóa

02/12/2022 00:09

Giá gas hôm nay (hợp đồng tương lai) giao dịch ở mức 6,8 USD/mmBTU vào rạng sáng 2/12, giảm hơn 2% so với phiên trước.

Khả năng thay thế khí đốt tự nhiên bằng dầu diesel và dầu nhiên liệu để sản xuất điện của các ngành công nghiệp châu Âu bị hạn chế do chi phí cơ sở hạ tầng cao và các quy định nghiêm ngặt về môi trường khi các công ty cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất trong bối cảnh giá năng lượng cao.

Châu Âu đã phải đối mặt với tình trạng siết chặt nguồn cung năng lượng trong năm nay khi Nga cắt đường ống dẫn khí đốt sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt để đáp trả cuộc chiến ở Ukraina vào cuối tháng 2, dẫn đến giá khí đốt tăng vọt.

Do đó, các ngành công nghiệp như sản xuất thủy tinh, sản xuất lốp xe và nhà máy lọc dầu đã cố gắng chuyển sang các loại nhiên liệu khác, mặc dù chúng tạo ra nhiều khí cacbonic có hại cho môi trường.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc sử dụng dầu tăng vọt để sản xuất điện và chuyển đổi từ khí sang dầu đang thúc đẩy quỹ đạo tăng trưởng của nhu cầu dầu.

Ước tính của IEA, cho thấy chuyển đổi từ khí đốt sang dầu là 300.000 thùng mỗi ngày trong quý 3 của năm và có thể đạt 450.000 thùng trong quý 4, cả hai đều cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, bất chấp những lợi ích kinh tế của việc đốt dầu thay vì khí đốt, khối lượng có thể được chuyển đổi vẫn còn hạn chế do các quy định nghiêm ngặt về môi trường và sự phụ thuộc cao của một số quy trình công nghiệp vào khí đốt.

Theo giám đốc của Energy Intensive Users Group, Arjan Geveke, mặc dù một số nhà máy khí đốt lớn có khả năng chạy kết hợp nhiệt và điện (CHP) hoặc dự phòng máy phát điện bằng dầu diesel thay vì khí đốt, nhưng số lượng chúng có hạn.

Công suất của các ngành công nghiệp châu Âu chuyển từ khí đốt sang nhiên liệu lỏng là khoảng 2 gigawatt (GW), hay 2% tổng công suất lắp đặt, theo Eurelectric, khoảng 3% theo Rystad và 5% theo FGE.

Cuneyt Kazokoglu, giám đốc kinh tế năng lượng của FGE cho biết: "Công suất phát điện đốt dầu chuyên dụng đang được sử dụng ở châu Âu là thấp, vì dầu đã được loại bỏ trên thực tế ở tất cả các nước châu Âu".

Trong khoảng hai thập kỷ trước, nhu cầu dầu nhiên liệu của châu Âu trong các lĩnh vực sản xuất điện và công nghiệp có tổng cộng trên 1 triệu thùng/ngày, nhưng điều này đã liên tục giảm xuống khoảng 150.000 thùng/ngày trong những năm gần đây, theo dữ liệu của FGE.

BẢNG GIÁ GAS BÁN LẺ THÁNG 12/2022
STTTên hãngLoạiGiá bán lẻ (đồng)
1Saigon Petro12kg (Màu xám)

438.000

2Gia Đình12kg (Màu vàng)

434.000

3ELF12,5kg (Màu đỏ)

491.500

4PetroVietnam12kg (Màu xám)

415.500

5Gas Thủ Đức12kg (Màu xanh)

415.500

6Miss gas12kg (chống cháy nổ)

493.500

7Gia Đình45kg (Màu xám)

1.220.335

8Gas Thủ Đức45kg (Màu xám)

1.220.335

9Petrovietnam45kg (Màu hồng)

1.220.335

10Saigon Petro45kg (Màu xám)

1.220.335

Ở thị trường trong nước, công ty Saigon Petro, từ ngày 1/12, giá bán gas SP tăng 1.083 đồng/kg (bao gồm VAT), tương đương tăng 13.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, giá bán lẻ gas SP đến tay người tiêu dùng trong tháng 12 sẽ ở mức 438.000 đồng/bình 12 kg.

Lý do giá gas trong nước tăng được đại diện Saigon Petro nêu ra là giá CP bình quân tháng 12/2022 ở mức 650 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với tháng 11/2022. Như vậy, đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp của giá gas. So với đầu năm, giá gas hiện thấp hơn 6.000 đồng/bình 12 kg.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement