Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 8/12: Tăng nhẹ do cung vượt cầu

Giá cả hàng hóa

08/12/2023 09:01

Giá gas hôm nay ngày 8/12 tăng 0,47% ở mức 2,56 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2024.

Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm xuống dưới 2,6 USD/MMBtu, đánh dấu mức thấp nhất trong 5 tháng do cung vượt cầu. Sản lượng khí đốt tự nhiên trong nước cao kỷ lục ở Mỹ đã cho phép các công ty xây dựng nguồn dự trữ, bất chấp lượng rút ra lớn hơn dự kiến là 117 tỷ feet khối (bcf) được báo cáo trong dữ liệu EIA mới nhất. 

Tồn kho cao hơn 7,3% so với năm ngoái và cao hơn 6,7% so với mức trung bình 5 năm trong giai đoạn này. Hơn nữa, dự báo cho thấy thời tiết ôn hòa hơn vào cuối tháng 12, qua đó làm giảm nhu cầu sưởi ấm. 

Trong khi đó, các cơ sở xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đang đạt khối lượng cao kỷ lục. Ở những nơi khác, Exxon Mobil đã trì hoãn việc bắt đầu sản xuất LNG tại nhà máy xuất khẩu Golden Pass ở Texas từ nửa cuối năm 2024 đến nửa đầu năm 2025.

Dữ liệu mới nhất từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy, tồn kho khí đốt ở châu Âu lần cuối được nhìn thấy ở mức đầy 93,3%, đạt mức cao kỷ lục và dần dần hội tụ với mức được thấy vào năm 2019. Giá khí đốt tự nhiên tăng nhẹ trong bối cảnh dự báo thời tiết phù hợp với quy luật theo mùa và nguồn cung dồi dào.

Theo dữ liệu của Eurostat, kể từ tháng 2/2022, sau khi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu áp đặt các lệnh cấm vận đối Moskva, chi tiêu nhập khẩu khí đốt của khối này hàng tháng đã tăng lên 16,3 tỷ USD. Trong số này, 8,3 tỷ USD dành cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), hơn 8 tỷ USD còn lại cho khí đốt thông qua các đường ống dẫn khí.

Trong khi đó, trong những năm trước đó, EU chỉ mất khoảng 6,3 tỷ USD cho việc nhập khí đốt hàng tháng. Như vậy, EU đã phải trả thêm ít nhất 199 tỷ USD cho nhập khẩu khí đốt kể từ khi khối này áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu năng lượng từ Nga.

Theo Cơ quan Thống kế châu Âu (Eurostat), Liên minh châu Âu (EU) đã mua từ các nhà cung cấp Mỹ khoảng 61 tỷ m3 khí đốt. Trung bình EU mua 3,1 tỷ m3 khí đốt trị giá 3,3 tỷ Euro mỗi tháng.

Cũng theo Eurostat, Mỹ đã kiếm được tổng cộng 66,7 tỷ Euro (72,65 tỷ USD) kể từ tháng 2/2022 từ việc cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu.

Nếu không có các biện pháp trừng phạt Nga, Mỹ chỉ thu được cao nhất 52 tỷ Euro, thấp hơn nhiều mức thu hiện nay. Năm 2021, trước khi áp dụng các lệnh trừng phạt, Nga cung cấp cho EU 1,25 tỷ m3 khí đốt mỗi tháng trị giá 725 triệu Euro.

Các nhà phân tích của Eurostat lưu ý rằng, châu Âu đã trả cho Mỹ nhiều hơn so với số tiền họ lẽ ra phải trả cho người Nga cho cùng một khối lượng nhiên liệu. Theo giới chuyên môn, khi phá bỏ hợp đồng nhập khẩu khí đốt dài hạn với Nga, châu Âu đã phạm sai lầm lớn.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12/2023 sẽ không tăng so với tháng 11. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tại thị trường Hà Nội là 438.300 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.753.000 đồng/bình công nghiệp 48kg. Giá bán gas SP của Saigon Petro ở mức 430.500 đồng. Giá gas bán lẻ của City Petro là 468.000 đồng đồng/ bình gas 12kg.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement