Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 4/12: Lao dốc

Giá cả hàng hóa

04/12/2023 08:26

Giá gas hôm nay 4/12 giảm 2,05% ở mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2024.

Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ kéo dài mức lỗ giao dịch dưới 2,8 USD/mmBTU lần đầu tiên kể từ đầu tháng 9, do mức dự trữ dồi dào, sản lượng kỷ lục và nhu cầu giảm. 

Báo cáo mới nhất của EIA chỉ ra mức tăng đáng ngạc nhiên là 10 tỷ feet khối trong kho lưu trữ khí đốt trong tuần kết thúc vào ngày 24/11, trái ngược với kỳ vọng của thị trường về việc giảm 12 Bcf. Điều này trái ngược hoàn toàn với việc rút 80 Bcf vào năm ngoái trong cùng tuần và mức giảm trung bình 5 năm là 44 Bcf. 

Ngoài ra, dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ có thể sẽ ấm hơn bình thường ít nhất cho đến ngày 14/12. Trong suốt tháng 11, khí đốt tự nhiên giảm khoảng 26%, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 1, khi giảm mạnh 40%, sau mức tăng gần 22% trong tháng 10.

Với sản lượng ở mức cao kỷ lục và lượng khí dự trữ dồi dào, thị trường kỳ hạn đã gửi tín hiệu trong nhiều tuần rằng một số nhà giao dịch đã từ bỏ hy vọng thấy giá tăng đột biến trong mùa Đông này. Nhiều người trên thị trường thậm chí cho rằng, hợp đồng kỳ hạn cho mùa Đông này (tháng 11/2023 - tháng 3/2024) đã đạt đỉnh vào tháng 11.

Tuy nhiên, một số nhà dự báo cũng cảnh báo không được tự mãn, bởi với nhiệt độ giảm vào mùa đông, giá khí đốt có thể tăng cao hơn ở Liên minh châu Âu (EU). Ngay cả khi EU cố gắng vượt qua mùa Đông này mà không có sự gián đoạn hay thiếu hụt lớn về nguồn cung cấp khí đốt thì EU vẫn sẽ phải đối mặt với thực tế là giá khí đốt tự nhiên đang được quyết định ở những nơi khác như Australia, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.

Nhà phân tích thị trường John Kemp của hãng tin Reuters cho biết, châu Âu không khó khi mua LNG, nhưng cái giá mà nước này phải trả cho khí đốt sẽ được xác định ở một nơi khác.

Theo dữ liệu của Cơ quan thông kế châu Âu (Eurostat), Mỹ đã kiếm được tổng cộng 66,7 tỷ Euro (72,65 tỷ USD) kể từ tháng 2/2022 từ việc cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu.

Cũng theo cơ quan trên, EU đã mua từ các nhà cung cấp Mỹ khoảng 61 tỷ m3 khí đốt trị giá 66,7 tỷ Euro trong giai đoạn từ tháng 2/2022 đến tháng 9/2023. Trung bình, EU mua 3,1 tỷ m3 khí đốt (trị giá 3,3 tỷ euro) mỗi tháng.

Năm 2021, trước khi áp dụng các lệnh trừng phạt, Nga cung cấp cho EU 1,25 tỷ m3 khí đốt mỗi tháng trị giá 725 triệu Euro. Sau khi EU áp đặt những lệnh trừng phạt mạnh tay lên Nga khi xung đột bùng phát ở Ukraina, hoạt động vận chuyển và nhập khẩu năng lượng từ Nga sang phương Tây đã bị hạn chế.

Theo nguồn tin của FT, EU đã nhập khẩu tổng cộng 17,8 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga từ tháng 1 đến tháng 9/2023. Tuy nhiên, khoảng 21% lượng khí đốt này được chuyển đến các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Bangladesh.

Như vậy, trên thực tế các nước EU vẫn tiếp tục mua khối lượng LNG kỷ lục từ Nga, bất chấp cam kết về việc "cai nghiện" năng lượng Nga từ các thành viên liên minh này. Trong đó, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ nằm trong số quốc gia tăng mạnh lượng mua LNG của Nga.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12/2023 giữ nguyên so với tháng 11. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tại thị trường Hà Nội là 438.300 đồng/bình 12kg; 1.753.000 đồng/bình công nghiệp 48kg. Giá bán gas SP của Saigon Petro ở mức 430.500 đồng. Giá gas bán lẻ của City Petro là 468.000 đồng đồng/ bình gas 12kg.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement