Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 30/6: Tăng nhẹ

Giá cả hàng hóa

30/06/2023 08:08

Giá gas hôm nay 30/6 tăng nhẹ 0,26% lên mức 2,67 USD/mmBTU đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 8/2023.

Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng hơn gấp rưỡi trong tháng 6/2023 này, sau nhiều tháng giảm liên tiếp. Tuy nhiên, đợt tăng giá khí đốt này có vẻ không khiến châu Âu lo ngại như trước.

Theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11/2023.

Trao đổi với hãng tin CNN, các nhà phân tích nói rằng giá khí đốt ở châu Âu đảo chiều từ giảm sang tăng chủ yếu do sự gián đoạn nguồn cung vì hoạt động bảo trì diễn ra lâu hơn dự kiến tại các nhà máy khí đốt quan trọng ở Na Uy.

Năm ngoái, Na Uy đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất trong EU, chiếm hơn 24% thị trường, trong khi Nga chiếm 15%.

Bên cạnh đó, mặc dù giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu hiện vẫn thấp hơn nhiều so với hè năm ngoái khi khu vực này mắc kẹt trong cuộc chiến năng lượng với Nga sau xung đột tại Ukraina, nhưng những lo ngại về nguồn cung khí đốt tiếp theo vẫn còn.

Thời tiết nóng hơn có thể thúc đẩy nhu cầu làm mát trong ngắn hạn của các hộ gia đình và doanh nghiệp, nhưng rủi ro dài hạn vẫn tồn tại đối với nguồn cung của khối trước mùa nóng tiếp theo.

Ông Massimo Di Odoardo, nhà nghiên cứu cấp cao về thị trường khí đốt tại công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết, giai đoạn hoảng loạn mà chúng ta chứng kiến vào mùa hè năm ngoái rất khó xảy ra lần nữa.

Tuy nhiên, ông Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại ICIS cho hay, thị trường khí đốt châu Âu và rộng hơn là thị trường khí đốt toàn cầu chắc chắn chưa thoát khỏi rủi ro trong việc cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu. 

Vị chuyên gia nói thêm rằng, giá khí đốt luôn được kỳ vọng còn tăng, xét tới việc giá khí đốt tự nhiên tương lai cho hai mùa đông tới vẫn còn cao so với mức bình quân lịch sử.

Ngay cả khi mùa đông kết thúc với mức dự trữ khí đốt cao kỷ lục, các nước châu Âu vẫn sẽ phải bắt đầu chương trình nạp đầy kho trước mùa đông 2023 - 2024, gây ra áp lực tăng giá.

Trong một diễn biến khác, Qatar đang củng cố thỏa thuận dài hạn khổng lồ về cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Trung Quốc. Thỏa thuận mới nhất của Trung Quốc - Quatar bao gồm hai phần. Trong đó, phần đầu tiên là thỏa thuận 27 năm để Qatar - nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới - cung cấp cho Trung Quốc 4 triệu tấn LNG mỗi năm.

Phần thứ hai là thỏa thuận để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) nắm 5% cổ phần của một tàu LNG thuộc dự án khí đốt mở rộng mỏ North Field của Tập đoàn QatarEnergy.

Gruzia đã tăng đáng kể nhập khẩu LNG của Nga trong 5 tháng đầu năm nay. Cụ thể, theo Liên minh các nhà nhập khẩu dầu mỏ Gruzia, nhập khẩu LGN từ Nga của Gruzia đã tăng 29,5% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2023, đạt 18.400 tấn. Kể từ đầu năm, 99,7% lượng LNG nhập khẩu của Gruzia đến từ Nga.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/6, giá gas đồng loạt giảm. Hiện, giá gas Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 6 tại thị trường Hà Nội là 371.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.486.300 đồng/bình công nghiệp 48kg. Tại TP.HCM, Công ty Saigon Petro niêm yết giá bán gas SP ở mức 456.000 đồng.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement