Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 27/9: Tiếp tục tăng do nhu cầu cao

Giá cả hàng hóa

27/09/2023 07:55

Giá gas hôm nay 27/9 tăng 0,07% lên mức 2,85 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 11/2023.

Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giao dịch quanh mức 2,8 USD/mmBTU do nhu cầu tăng mạnh và ước tính sản lượng giảm nhẹ, ngay cả khi thị trường bước vào giai đoạn giao dịch đặc trưng bởi nhu cầu điện thấp hơn. 

Sản lượng khí đốt ở Mỹ giảm xuống 102,11 bcfd trong tháng 9, giảm so với kỷ lục 102,3 bcfd trong tháng 8. Ngoài ra, số giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã giảm 11 giàn xuống 630 trong tuần.

Tuy nhiên, người ta kỳ vọng sản lượng sẽ tăng dần vào cuối năm, mang lại sự bù đắp phần nào trước những đợt rét đậm có thể xảy ra trong mùa đông sắp tới.

Tháng 10 thường đánh dấu sự khởi đầu của mùa sưởi ấm ở châu Âu, nhưng thời tiết ấm áp năm ngoái đã kéo dài thời gian lấp đầy các kho chứa khí đốt, tạo ra vùng đệm quan trọng cho những tháng lạnh hơn. Nguồn cung hiện đã đầy 94% và nhu cầu sưởi ấm chậm lại sẽ tạo ra khoảng trống để dự trữ nhiên liệu đến qua đường ống hoặc tàu chở dầu.

Theo Anadolu, ở thời điểm kỷ lục tháng 8/2022, giá khí đốt quy đổi ra năng lượng ở châu Âu chạm ngưỡng 300 Euro/megawatt giờ. Một năm sau, giá được ghi nhận ở mức khoảng 35 Euro và giảm xuống mức thấp chỉ 31 Euro trong tháng 9/2023.

Một số phân tích cho rằng, giá khí đốt ở châu Âu vẫn đang được theo dõi một cách đặc biệt và hiện có thể gây bất ngờ khi giá giảm. Nhiệt độ ôn hòa hơn bình thường, các cơ sở lưu trữ đã đầy là những yếu tố chính cho thấy một tương lai lạc quan hơn đối với châu Âu và sự sẵn có của nhiên liệu với chi phí bình thường.

Tuy nhiên, ngay cả khi giá khí đốt giảm, lĩnh vực này vẫn chịu nhiều biến động và dễ bị tổn thương trước bất kỳ thay đổi nào về cả cung và cầu.

Ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) đã lấp đầy 94% kho dự trữ khí đốt chiến lược cho mùa Đông, song số lượng đó chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu và các nước EU vẫn cần nhập khẩu khí đốt liên tục để phục vụ các hoạt động kinh tế cơ bản, bao gồm nhập khẩu từ Nga.

Sau khi xung đột ở Ukraina nổ ra tháng 2/2022, châu Âu công bố các gói giải pháp khổng lồ nhằm giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga. Lưu lượng khí đốt tự nhiên mà EU nhập khẩu từ Nga đã giảm từ trung bình 5,1 triệu tấn hồi quý 2/2022 xuống còn 2,5 triệu tấn sau một năm.

Giới chuyên gia đánh giá, nguồn cung khí đốt do Moscow cung cấp chủ yếu bị hạn chế do các tuyến đường ống Nord Stream bị phá hoại chứ không phải các biện pháp trừng phạt.

Trên thực tế, một số nước EU như Hungary và Áo tiếp tục mua khí đốt qua đường ống từ Nga, trong khi các nước khác như Tây Ban Nha và Pháp mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Ở một diễn biến khác, theo dữ liệu do hải quan Trung Quốc công bố trong tuần qua, nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng chưa từng có là 60% hàng năm trong 8 tháng đầu năm nay.

Nga đã giao 5,45 triệu tấn LNG cho Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 8, trở thành nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn thứ ba sau Qatar và Australia. Về giá trị, nhập khẩu LNG Nga của Trung Quốc đã tăng 10,7% và vượt 3,53 tỷ USD trong giai đoạn báo cáo, dữ liệu hải quan cho thấy.

Mặc dù vậy, Australia vẫn là nhà cung cấp LNG hàng đầu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay, với 15,65 triệu tấn trị giá 9,44 tỷ USD. Qatar đứng thứ hai, vận chuyển 10,76 triệu tấn trị giá 6,81 tỷ USD.

Tại thị trường trong nước, giá gas tháng 9 tăng tăng mạnh. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tại thị trường Hà Nội là 413.160 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.652.640 đồng/bình công nghiệp 48kg. Giá bán gas SP của Saigon Petro ở mức 406.500 đồng.Giá gas bán lẻ của City Petro là 444.000 đồng/ bình gas 12kg.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement