26/06/2023 09:48
Giá gas hôm nay 26/6: Quay đầu tăng nhờ nhu cầu cao
Giá gas hôm nay 26/6 tăng hơn 1,5% lên mức 2,77 USD/mmBTU đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 8/2023.
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm xuống khoảng 2,5 USD/mmBTU từ mức cao nhất trong 3 tháng do các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi lượng khí đốt chảy đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và dự báo thời tiết, trong khi cơ quan năng lượng Mỹ báo cáo việc xây dựng kho chứa lớn hơn dự kiến.
Các nhà khí tượng học dự báo thời tiết sẽ chuyển từ mức gần như bình thường sang nóng hơn từ nay đến hết 5/7, thúc đẩy nhu cầu sử dụng điều hòa không khí.
Về phía cung, sản lượng khí đốt trong nước Mỹ đang giảm từ mức kỷ lục 102,5 bcfd. Tuy nhiên, khí đốt chảy đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ đã giảm do bảo trì tại các cơ sở khác nhau, bao gồm Cheniere Energy Inc's Sabine Pass ở Louisiana và Freeport LNG ở Texas.
Hà Lan mới đây cho biết sẽ đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu từ ngày 1/10 sau nhiều năm xảy ra các hoạt động địa chấn, bất chấp những lo ngại về nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu do cuộc xung đột tại Ukraina.
Chính phủ Hà Lan cho biết các giếng dầu tại mỏ Groningen ở miền Bắc nước này sẽ vẫn hoạt động thêm một năm nữa trong trường hợp mùa Đông lạnh giá và thiếu khí đốt, nhưng sau đó sẽ đóng cửa vĩnh viễn từ ngày 1/10/2024.
Mỏ Groningen hoạt động từ năm 1965, nhưng việc khai thác mỏ này đã vấp phải sự phản đối của cư dân địa phương trong hơn 20 năm qua do hoạt động khoan thăm dò đã liên tục gây ra các hoạt động địa chấn.
Mặc dù việc khai thác khí đốt tại mỏ này gần như đã giảm trong vài năm qua, nhưng Chính phủ Hà Lan vẫn duy trì hoạt động của địa điểm này để ứng phó với nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu do tác động của cuộc xung đột tại Ukraina kể từ tháng 2/2022.
Xung đột Nga - Ukraina và cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra sau đó dẫn tới giá khí đốt tăng kỷ lục và đã làm thay đổi triển vọng dài hạn đối với khí đốt tự nhiên. Châu Âu đang gấp rút thay thế nhiên liệu của Nga trong khi các quốc gia thị trường mới nổi đang ký kết các thỏa thuận dài hạn để tránh tình trạng thiếu hụt năng lượng trong tương lai.
Theo Oilprice.com, công ty Securing Energy for Europe (Sefe) của Đức vừa ký hợp đồng 20 năm với Venture Global LNG của Mỹ để nhập khẩu 2,25 triệu tấn LNG mỗi năm.
Sefe, thuộc sở hữu hoàn toàn của chính phủ Đức, được thành lập vào năm ngoái sau khi Đức quốc hữu hóa một công ty con của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom (Gazprom Germania). Gazprom Germania được đổi tên thành Securing Energy for Europe GmbH (Sefe), để đảm bảo cung cấp năng lượng cho Đức và châu Âu.
Không chỉ có Đức và các quốc gia châu Âu, Trung Quốc tiếp tục ký kết các thỏa thuận mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sau năm 2050. Mỹ đang tiến hành các dự án mới sẽ đưa nước này trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới trong tương lai gần.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khoảng 60 tỷ mét khối khí đốt mới đã được phê duyệt kể từ khi xung đột Nga-Ukraina bắt đầu diễn ra, gần gấp đôi tốc độ so với thập kỷ trước.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/6, giá gas đồng loạt giảm. Hiện, giá gas Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 6 tại thị trường Hà Nội là 371.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.486.300 đồng/bình công nghiệp 48kg. Tại TP.HCM, Công ty Saigon Petro niêm yết giá bán gas SP ở mức 456.000 đồng.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp