19/04/2024 11:14
Giá gas hôm nay 19/4: Phục hồi
Giá gas hôm nay ngày 19/4 tăng 2,15%, giao dịch ở mức 1,74 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên kỳ hạn tháng 5/2024.
Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ phục hồi sau mức giảm 0,9% trong phiên trước, sau khi lượng dự trữ tăng nhỏ hơn một chút so với dự kiến. Các công ty điện lực của Mỹ đã bổ sung 50 tỷ feet khối (bcf) khí đốt vào kho lưu trữ vào tuần trước, so với kỳ vọng của thị trường về mức tăng 54 bcf.
Tuy nhiên, lượng khí dự trữ cao hơn 36,4% so với mức trung bình theo mùa, do mức dự trữ ban đầu tăng cao và mùa đông ôn hòa. Trong khi đó, dự kiến tăng lên 10,8 bcfd vào thứ Năm, tăng từ mức thấp nhất 15 tháng là 9,2 bcfd vào thứ Ba.
Về phía cung, sản lượng khí đốt của Mỹ đã giảm khoảng 10% trong năm nay do các công ty năng lượng như EQT và Chesapeake Energy trì hoãn việc hoàn thành giếng và thu hẹp quy mô hoạt động khoan. Nhìn về phía trước, các nhà khí tượng học dự đoán thời tiết gần như bình thường trên khắp 48 tiểu bang cho đến ngày 26 tháng 4, sau đó là nhiệt độ trên mức trung bình từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5.
Các nhà phân tích tại ING cho biết, sự bất ổn ở Trung Đông sẽ là mối lo ngại đối với thị trường khí đốt châu Âu, đặc biệt là với khu vực phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung cấp LNG kể từ cuộc chiến Nga - Ukraina.
Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng còn bị ảnh hưởng bởi sự cố ngừng hoạt động ngoài kế hoạch tại nhà máy chế biến Nyhamna của Na Uy, dẫn đến lưu lượng khí đốt hàng ngày của Na Uy đến châu Âu giảm khoảng 15%, xuống dưới 300 triệu mét khối/ngày.
Ngoài ra, dữ liệu LSEG cho thấy, ở Tây Bắc châu Âu, thời tiết lạnh hơn dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tháng này. Điều này có thể làm tăng nhu cầu khí đốt từ các nhà máy điện. Theo thống kê, dự trữ khí đốt ở châu Âu đang đầy khoảng 61%.
Nếu nói Liên minh châu Âu đã giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga kể từ cuộc chiến ở Ukraina nổ ra, thì điều này không đúng với trường hợp của khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo báo cáo của CREA (Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch).
CREA thừa nhận trong năm vừa qua, lượng khí LNG mà EU nhập của Nga tương đương với khoảng 5% khối lượng khí đốt EU tiêu thụ trong năm, tức "sự phụ thuộc ở mức thấp". Tổ chức nghiên cứu Phần Lan này nhắc lại rằng chỉ có 12 trong số 27 quốc gia thành viên EU có điều kiện thiết bị để nhập khẩu LNG trong năm 2023.
Tổng cộng, lượng khí đốt hóa thạch EU nhập khẩu của Nga là 16%, thấp hơn so với 24% của năm 2022 và 46% của năm 2021. Sản lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga qua đường ống được bù đắp một phần bằng sự gia tăng nhập khẩu LNG của châu Âu (tăng 63% năm 2022), đặc biệt trong đó Mỹ cũng nhập một phần khí LNG từ Nga (tăng 36% năm 2022).
Đối với Nga, EU vẫn là điểm đến của gần một nửa lượng sản lượng khí LNG xuất khẩu. Đặc biệt, 75% khối lượng LNG xuất khẩu từ nhà máy Yamal khổng lồ (tổng cộng 26 Gm3) được dành cho thị trường châu Âu vào năm 2023.
Hãng tin RIA Novosti, dựa trên số liệu thống kê của châu Âu, ngày 18/4 cho hay, Pháp trong tháng 2/2024 đã trở thành khách hàng mua khí đốt số một của Nga trong số các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), thay thế Hungary ở vị trí này.
Trong tháng 2, Pháp đã mua lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga trị giá 322,3 triệu euro (343.65 triệu USD), tăng 10% so với tháng 1.
Hungary, nước mua khí đốt qua đường ống, đã trở thành quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu khí đốt của Nga tháng 12/2023. Tuy nhiên trong tháng 2, họ đã giảm nhập khẩu 1/3 xuống còn 210 triệu euro, tụt xuống vị trí thứ hai. Nằm trong top 3 còn có Tây Ban Nha với lượng nhập khẩu LNG trị giá 118,3 triệu euro.
Hy Lạp tăng mua khí đốt từ Nga nhiều nhất trong tháng 2, gấp 7,8 lần, ở mức 110,4 triệu euro. Tiếp theo là Phần Lan và Thụy Điển theo sau, đã tăng gấp đôi lượng mua hàng của họ lên lần lượt là 6,6 triệu euro và 4,7 triệu euro.
Tổng cộng, các nước thành viên EU đã mua của Nga lượng khí đốt trị giá 1,1 tỷ Euro hồi cuối mùa Đông, trong đó 619,4 triệu Euro là LNG và 493,3 triệu Euro là khí đốt mua qua đường ống.
Tại thị trường trong nước, các thương hiệu City Petro, Vimexco và Vina Pacific Petro, Onic Petro, City Petro, Saigon Petro, Petrovietnam loại bình 6kg giá 267.500 đồng/bình; bình 12kg khoảng 476.000 đồng/bình; bình 45kg có giá 1.785.000 đồng/bình; bình 50kg giá 1.981.500 đồng/bình.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp