Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 16/10: Giảm mạnh do sản lượng tăng

Giá cả hàng hóa

16/10/2023 08:16

Giá gas hôm nay 16/10 giảm 2,09% ở mức 3,14 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên kỳ hạn tháng 11/2023.

Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm xuống khoảng 3,2 USD/mmBTU, mức thấp nhất trong một tuần, do sản lượng tăng, xuất khẩu sang Mexico giảm và dự báo thời tiết ôn hòa vào cuối tháng 10 làm giảm nhu cầu sưởi ấm và làm mát. 

Sản lượng khí tự nhiên đạt kỷ lục 103,1 bcfd trong tháng 10, trong khi xuất khẩu sang Mexico giảm xuống 6,9 bcfd. Trong khi đó, lưu lượng khí từ các cơ sở Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đạt 13,1 bcfd trong tháng 10, với sự trở lại của Cove Point. 

Trong tương lai, nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, dự kiến tăng từ 94,3 bcfd lên 95,6 bcfd vào tuần tới, thấp hơn một chút so với dự báo trước đó của LSEG do dự báo thời tiết ôn hòa hơn. Trong tuần, giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm hơn 3%.

Kể từ tuần trước, giá khí đốt tương lai tiêu chuẩn của châu Âu đã tăng hơn 54%. Các nhà phân tích nhận định, giá khí đốt tăng có một phần cho do xung đột giữa Israel và Hamas bùng phát dẫn đến một mỏ khí đốt ngoài khơi cung cấp cho Ai Cập bị đóng cửa.

Ông Massimo Di Odoardo, Phó chủ tịch nghiên cứu khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Wood Mackenzie chia sẻ trên CNN, việc tạm thời đóng cửa đối với một mỏ khí đốt của Israel cung cấp cho Ai Cập và Jordan, cũng như cho thị trường điện của Israel, đã đặt ra một rủi ro thực sự đối với châu Âu.

Bên cạnh đó, một thông báo của gã khổng lồ năng lượng Chevron của Mỹ rằng các công nhân tại 2 cơ sở LNG quan trọng của Australia dự định đình công cũng khiến các nhà đầu tư lo lắng. Hơn nữa, việc đường ống dẫn dầu ở Biển Baltic giữa Phần Lan và Estonia bị tình nghi phá hoại, trong bối cảnh mùa đông ở châu Âu đang sắp tới là những yếu tố góp phần đẩy giá khí đốt tăng lên.

Ông Tomas Marzec-Manser, Người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại ICIS cho biết, điều này rõ ràng đã tạo ra rất nhiều lo lắng và làm tăng rủi ro địa chính trị trong thị trường khí đốt châu Âu.

Tuy nhiên, nhìn chung, giá khí đốt vẫn thấp hơn nhiều so với mức giá vào thời điểm này năm ngoái, khi đạt mức 156 EUR/MWh (165 USD/MWh), khi châu Âu vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến của Nga ở Ukraina gây ra.

Ở một diễn biến khác, Nhật báo trực tuyến Kathimerini của Hy Lạp đưa tin, việc Athens tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng từ Moscow đồng nghĩa với việc thị phần khí đốt của Nga trên thị trường Hy Lạp trong 9 tháng đầu năm đã tăng, ở mức từ 35,7% lên 45%. Con số này đạt đến mức tương tự như trước cuộc khi cuộc chiến Nga - Ukraina diễn ra và phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt Nga sau đó.

Nga nổi lên là quốc gia cung cấp LNG lớn thứ hai cho Hy Lạp trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9, sau Mỹ. Tuy nhiên, việc giao LNG của Nga lên tới 72% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Hy Lạp vào tháng 9.

Sự gia tăng này là kết quả của chính sách cung cấp năng lượng giá thấp của Moscow nhằm thu hút nhiều người mua hơn, đồng thời hạn chế tổn thất doanh thu sau khi Nga buộc phải giảm lượng khí đốt qua đường ống cung cấp cho EU.

Tại thị trường trong nước, giá gas tháng 10 tăng tăng mạnh. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tại thị trường Hà Nội 434.280 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.737.120 đồng/bình công nghiệp 48kg. Giá bán gas SP của Saigon Petro ở mức 426.500 đồng. Giá gas bán lẻ của City Petro là 464.000 đồng đồng/ bình gas 12kg.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement