23/05/2023 08:27
Giá dầu thế giới tăng khi nhẹ nhu cầu dự kiến vượt nguồn cung
Lo ngại chênh lệch cung-cầu và đàm phán trần nợ của Mỹ tiếp tục hỗ trợ giá xăng dầu tăng. Giá dầu Brent tăng vượt 76 USD/thùng.
Theo Reuters, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/5, giá dầu tăng 1%. Sự leo dốc của giá dầu được thúc đẩy bởi dự báo nhu cầu dầu tăng trong nửa cuối năm, trong khi nguồn cung từ Canada và OPEC+ giảm trong những tuần gần đây.
Tuy nhiên, giá dầu đã được kiểm soát bởi sự mạnh hơn của đồng USD và khi thị trường chờ đợi tin tức về các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ.
Giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 41 cent, tương đương 0,5%, lên mức 75,99 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 6 tăng 44 cent, tương đương 0,6%, lên mức 71,99 USD/thùng, trong khi hợp đồng tháng 7 tăng 0,5% lên mức 72,05 USD/thùng.
Yếu tố thúc đẩy giá lớn nhất, theo Reuters, chính là việc xăng kỳ hạn của Mỹ tăng 2,8% lên mức cao nhất trong một tháng là 2,6489 USD/gallon.
Các cuộc đàm phán ngăn chặn tình trạng trần nợ của tiếp tục diễn ra tại Washington, vì khả năng vỡ nợ và dẫn đến suy thoái kinh tế có thể xảy ra và nhu cầu nhiên liệu hạ nhiệt.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt quá nguồn cung 2 triệu thùng mỗi ngày trong nửa cuối năm 2023, theo báo cáo hàng tháng mới nhất của cơ quan này.
Một giám đốc điều hành cấp cao tại Vitol cũng đưa ra dự báo tương tự, đồng thời nói thêm rằng châu Á sẽ thúc đẩy phần lớn tăng trưởng nhu cầu. Về phía nguồn cung, dòng dầu thô từ Canada đã giảm trong những tuần gần đây sau khi cháy rừng khiến nguồn cung lớn ở Alberta bị đóng cửa.
Xuất khẩu dầu từ các quốc gia OPEC+ bao gồm Nga cũng đã giảm do việc cắt giảm sản lượng theo kế hoạch có hiệu lực trong tháng này. Trong khi đó, nhà đầu tư thận trọng chờ đợi thông tin cập nhật về đàm phán trần nợ tại Mỹ.
Dầu thô dự kiến sẽ giao dịch ở mức 73,72 USD/BBL vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics dự báo giá dầu thô sẽ giao dịch ở mức 81,36 trong 12 tháng tới.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+), cũng đang dần tác động lên thị trường sau khi có hiệu lực trong tháng này.
JP Morgan cho biết tổng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ nhóm này đã giảm 1,7 triệu thùng/ngày vào ngày 16/5, đồng thời cho biết thêm rằng xuất khẩu dầu của Nga có thể sẽ giảm vào cuối tháng 5.
Vào ngày 22/5, các quốc gia Nhóm G7 đã cam kết tại cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo nhằm tăng cường nỗ lực chống lại việc nước Nga trốn tránh giá trần với xuất khẩu dầu và nhiên liệu đồng thời tránh tác động lan tỏa và duy trì nguồn cung năng lượng toàn cầu, nhưng không cung cấp chi tiết.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nói với Reuters bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 rằng những động thái đó dự kiến sẽ không làm thay đổi tình hình cung ứng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ.
Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ xăng dầu sáng ngày 23/5 được áp dụng theo phiên điều hành ngày 21/5 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng E5 RON92 tăng 357 đồng/lít, giá mới là 20.488 đồng mỗi lít; xăng RON95-III tăng 499 đồng mỗi lít, lên 21.499 đồng/lít; dầu diesel tăng 301 đồng, lên mức 17.954 đồng/lít; dầu mazut tăng 296 đồng, giá mới là 15.158 đồng/kg. Tuy nhiên, dầu hỏa giảm 3 đồng/lít, giá mới là 17.969 đồng/lít.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp