Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá xăng giảm về hơn 22.500 đồng/lít

Giá cả hàng hóa

21/02/2023 15:01

Theo liên Bộ Tài chính - Công Thương trong kỳ điều hành giá hôm nay 21/2, giá xăng trong nước giảm: Xăng E5 RON 92 và RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 700 đồng/lít.

Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng: Xăng E5 RON 92 là 22.540 đồng/lít và xăng RON 95 là 23.440 đồng/lít. 

Giá dầu tiếp tục điều chỉnh giảm. Cụ thể, dầu diesel giảm 700 đồng/lít còn 20.860 đồng/lít. Như vậy, giá dầu diesel đã về mức thấp hơn giá mặt hàng xăng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã trải qua 6 lần điều chỉnh giá, trong đó có 4 lần tăng, 1 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Tại kỳ điều chỉnh trước đó, giá xăng ở mức 22.860 đồng/lít với E5 RON92 và 23.760 đồng/lít với RON95. Dầu diesel giá 21.560 đồng/lít, dầu hỏa giá 21.594 đồng/lít và dầu mazut bán ra là 13.636 đồng/kg. Tại kỳ điều hành giá ngày 13/2, cơ quan điều hành không chi quỹ bình ổn giá xăng dầu, đồng thời ngừng trích lập quỹ với xăng và trích lập 600 đồng/lít với dầu diesel, 200 đồng/lít với dầu hỏa.

Theo dữ liệu của Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 15/2, giá xăng bán lẻ trên thị trường Singapore trong những ngày gần đây có xu hướng tăng so với kỳ trước. Cụ thể, giá xăng RON92 là 97,2 USD/thùng; xăng RON95 là 100,2 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu diesel là 106,12 USD/thùng, dầu hỏa là 108,9 USD/thùng và dầu mazut là 409,1 USD/tấn.

Trên thị trường thế giới, cập nhật lúc đầu giờ sáng 21/2, giá dầu Brent giao dịch ở mức 84,28 USD/thùng, tăng 1,54% so với hôm qua; còn dầu WTI giao dịch mức 77,43 USD/thùng, tăng 1,43%.

Các nhà phân tích dự đoán nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nhiên liệu vận chuyển và khi các nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động.

Theo Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA ở London, sự lạc quan xung quanh nhu cầu của Trung Quốc có thể là nguyên nhân khiến giá dầu tăng.

Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những khách hàng mua dầu lớn của Nga trong bối cảnh phương Tây áp các lệnh trừng phạt lên dầu của Nga, và G7 áp giá trần lên sản phẩm dầu của nước này.

Dữ liệu từ chính phủ Ấn Độ cho thấy, nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới này đã tăng nhập khẩu dầu thô lên mức cao nhất trong 6 tháng vào tháng Giêng.

Trong khi đó, Bộ thương mại Trung Quốc đã gặp gỡ chủ các nhà máy lọc dầu độc lập để thảo luận về các thỏa thuận của họ với Nga. Chính phủ Trung Quốc muốn biết các nhà máy này có thể mua bao nhiêu và nhu cầu thực sự đối với hàng nhập khẩu đó, Reuters dẫn một nguồn tin đáng tin cậy.

Nga có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng của nước này vào tháng 3 sau khi phương Tây áp đặt giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga.

Nga là thành viên của OPEC+. Tháng 10 năm ngoái, nhóm đã đồng ý cắt giảm mục tiêu sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 cho đến hết năm 2023.

Trong một báo cáo ngày 19/2, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết sự thiếu hụt nguồn cung dầu trong tương lai có thể đẩy giá dầu lấy lại mốc 100 USD/thùng vào cuối năm nay.

Giá sẽ tăng cao hơn khi thị trường quay trở lại tình trạng thâm hụt do thiếu đầu tư, hạn chế đá phiến và cung của OPEC không đáp ứng được cầu.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement