11/11/2021 10:58
Giá cao su đồng loạt tăng trên các sàn châu Á
Giá cao su ngày 11/11 tăng đồng loạt trên sàn Osaka và Thượng Hải. Tại thị trường trong nước, ngành khai thác, chế biến cao su Đồng Nai đang nỗ lực bình thường hóa sau dịch COVID-19 căng thẳng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn giao dịch Osaka mở cửa phiên 11/11 tăng mạnh 1,2 JPY, lên mức 217,2 JPY/kg tương đương 0,56%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng tăng mạnh lên mức 40 CNY, tương đương 0,31%, dao dịch quanh mức 12.905 CNY.
Giá cao su trên sàn châu Á đồng loạt tăng nhờ dữ liệu về số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ và dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 khả quan hơn dự kiến, làm gia tăng kỳ vọng vào nền kinh tế toàn cầu và làm tăng nhu cầu đối với các tài sản rủi ro cao.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc trong 9 tháng năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Mỹ, Trung Quốc, Cộng hòa Séc tăng, trong khi thị phần của Nhật Bản, Singapore và Đức giảm, theo VOH.
Bên cạnh đó, việc nguồn cung thiếu hụt, giá dầu đi lên cũng kéo theo giá cao su tổng hợp tăng, bởi dầu thô là nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp.
Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su chén đầu ở Đắk Lắk được thương lái thu mua ở mức 16.000-18.000 đồng/kg, tùy loại.
Giá cao su tại tỉnh Bình Phước tăng tương tự, giá giao động từ 395-335 đồng/ độ mủ.
Tại tỉnh Bình Dương tăng 10 đồng/độ mủ, hiện giá cao su dao động trong khoảng 338-340 đồng/độ mủ.
Giá mủ cao su nguyên liệu ở ổn định mức 308-315 đồng/độ mủ tại Đồng Nai.
Ngành khai thác, chế biến cao su Đồng Nai đang nỗ lực tăng tốc bình thường hóa sau tình hình dịch COVID-19 căng thẳng nhiều tháng qua.
Nhiều đơn vị hướng đến mục tiêu đạt và vượt kế hoạch nhưng cũng có doanh nghiệp phải chạy đua để nắm bắt các cơ hội kinh doanh còn lại trong năm.
Các doanh nghiệp cao su tổ chức tiêm phòng vaccine và tuyên truyền cho người lao động thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K. Môi trường lao động của ngành cao su luôn đảm bảo giãn cách.
Các công nhân khai thác mủ tại các nông trường thì ở hẳn lại vườn cây, không về nhà. Biện pháp này nhằm hạn chế tiếp xúc mà vẫn bảo đảm sản lượng mủ khai thác.
(Tổng hợp)
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp