Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Gen Z vung tiền vào hàng xa xỉ để xoa dịu 'nỗi đau kinh tế'

Lối sống

05/02/2024 09:44

Thông thường, khi mọi người đang gặp khó khăn về kinh tế, họ sẽ cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thế hệ trẻ đang làm điều ngược lại, việc tiêu tiền vào những thứ xa xỉ dễ dàng mang lại cảm giác thỏa mãn ngay lập tức.

Nghịch lý 'tiêu dùng trả thù'

Nia Holland (24 tuổi) đã quyết định sẽ vét sạch khoản tiền tiết kiệm 3300 USD cùng 1 phần tiền trợ cấp từ công việc nghiên cứu sinh ở trường Đại học, để mua một chiếc túi xách Chanel cổ điển.

Nhưng cô cho rằng mình tiêu dùng không hề hoang phí. Với những cột mốc quan trọng truyền thống - như quyền sở hữu nhà và cuộc sống với con cái vẫn nằm ngoài tầm với, việc từ chối "những thứ xa hoa nho nhỏ" của bản thân sẽ không tạo ra sự khác biệt. 

Khoản nợ sinh viên cao hơn, chi phí sinh hoạt tăng và sự thay đổi trong thị trường lao động đã khiến việc đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà hoặc tiết kiệm cho nghỉ hưu trở nên khó khăn hơn.

Khoảng 27% người Mỹ thừa nhận "chi tiêu trả thù" để giải quyết những lo ngại về nền kinh tế và đối ngoại, theo Credit Karma, một công ty tài chính cá nhân. Và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở thế hệ Millennials và Thế hệ Z, lần lượt là 43% và 35%.

Bà Courtney Alev, nhà vận động tài chính tiêu dùng tại Credit Karma, cho biết: "Đó là một cách để đối phó nhanh nhất, dễ nhất, dù không phải là cách lành mạnh nhất".

Giáo sư kinh tế Stephen Wu của Đại học Hamilton ở Clinton, New York cho rằng cảm giác về thói quen chi tiêu phản trực giác đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch và các cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Đó là lúc mọi người bắt đầu nhận ra rằng "phần lớn thành công và thất bại đều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ", giáo sư Wu nói.

Gen Z vung tiền vào hàng xa xỉ để xoa dịu 'nỗi đau kinh tế'- Ảnh 1.

Giới trẻ đang trở thành tệp khách hàng quan trọng của các thương hiệu cao cấp. Ảnh: Bloomberg.

Làm thế nào các thế hệ trẻ có thể xoay sở để mua những món đồ xa xỉ cũng có thể là do sự hỗ trợ ngày càng tăng của cha mẹ. Có thể thấy điều đó cũng hợp lý khi mạng xã hội tràn ngập hình ảnh những người trẻ tuổi tiêu tiền vào những bữa ăn xa hoa, những kỳ nghỉ sang trọng và ngập tràn hàng hiệu.

Giống như Nia Holland, Adrian Siega (26 tuổi) cũng vừa mới dùng toàn bộ số tiền trong quỹ khẩn cấp để mua một chiếc túi xách Burberry. Năm 2019, Siega rời quê hương Philippines để chuyển tới New York. 

Chàng trai này ôm giấc mộng có thể học đại học ở New York, sau đó ở lại thành phố này làm việc và mua một căn nhà. Tuy nhiên, sau 4 năm sinh sống ở thành phố đắt đỏ bậc nhất này, Siega tin rằng mục tiêu duy nhất mà mình có thể thực hiện được chỉ là học và tốt nghiệp một trường đại học ở New York. 

Việc mua nhà và định cư ở thành phố xa hoa, đắt đỏ này là quá sức với Siega. Hiện tại, Siega vẫn phải xin tiền bố mẹ để đóng học phí và trang trải chi phí sinh hoạt.

Nia Holland và Adrian Siega chỉ là 2 trong số hàng ngàn GenZ đang rơi vào vòng xoáy tiêu dùng trả thù.

Một con đường khác

Báo cáo của công ty tài chính Credit Karma cho thấy 27% GenZ nước Mỹ thừa nhận họ đã đốt sạch tiền tiết kiệm vào việc mua những món đồ xa xỉ - chủ yếu là túi xách.

Credit Karma cho biết nguyên nhân của hành vi tiêu dùng trả thù này đến từ việc chi phí sống và học tập ở các thành phố lớn quá cao, khiến người trẻ tuyệt vọng đến mức tin rằng dù họ có tiết kiệm cả đời, cũng không thể thoát cảnh ở thuê hay sự đeo bám của những khoản nợ sinh viên.

Việc mua sắm tốn kém có thể có vẻ sai lầm. "Nhưng nếu một người đã từ bỏ giấc mơ về cuộc sống ngoại ô cùng con cái thì điều đó không nhất thiết phải như vậy", cô Maria Melchor, một nhà sáng tạo nội dung 27 tuổi tập trung vào giáo dục tài chính cho Thế hệ Z cho biết.

Trong một video TikTok với hơn 1,8 triệu lượt xem, Maria nói rằng khi những người lớn tuổi hỏi làm thế nào những người trẻ tuổi có thể mua được những thứ mà họ không bao giờ mua cho mình, cô ấy nói rằng đó là vì họ không đủ tiền mua bất cứ thứ gì khác.

Cô ấy nói trong video: "Quyền sở hữu nhà hoặc việc lập gia đình nằm ngoài tầm với đến mức chúng tôi phải sử dụng khoản tiền đó vào bất cứ thứ gì chúng tôi có đủ khả năng chi trả và mang lại cho mình cảm giác bớt áp lực vì cuộc sống này". 

Gen Z vung tiền vào hàng xa xỉ để xoa dịu 'nỗi đau kinh tế'- Ảnh 2.

Gen Z chiếm toàn bộ sự tăng trưởng của thị trường hàng xa xỉ vào năm 2023. Ảnh: Getty Image

Trong một cuộc phỏng vấn, cô cho biết cô sẽ không coi việc Gen Z đam mê những món đồ xa xỉ là hành vi chi tiêu tiêu cực. 

Đúng hơn, đó là một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của nhiều người hơn, nếu không phải tất cả tiền của họ đều được chi vào bất động sản và trẻ em. Tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ đang giảm và công việc từ xa đã mở ra khả năng không bị ràng buộc vào một 'mã zip' duy nhất.

Nhìn nhận thực trạng tiêu dùng trả thù của một bộ phận người trẻ, Ryan Derousseau - chuyên gia Tâm lý học Tài chính cho biết: "Mọi lời khuyên hay các kế hoạch tiết kiệm, kiểm soát chi tiêu đều không có nhiều tác dụng trong việc giúp một người thoát khỏi vòng xoáy tiêu dùng trả thù, vì thứ đang hủy hoại sức khỏe tài chính của họ là sự tuyệt vọng chứ không phải việc thiếu kiến thức, kỹ năng tiết kiệm". 

Theo quan điểm của Ryan Derousseau, một người đang mải miết chạy theo xu hướng tiêu dùng trả thù hoàn toàn không phải là người không biết tiết kiệm. Thậm chí, họ còn là người rất giỏi tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu thì mới có đủ tiền để mua những món đồ xa xỉ.

"Cách duy nhất để chấm dứt việc tiêu dùng trả thù là tìm tới sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý và chuyên gia tài chính - những người có đủ chuyên môn và đủ thành công, đủ giàu có để xoa dịu cảm giác tuyệt vọng về tiền bạc của bạn, mà không khiến bạn phải rước cả núi đồ hiệu về nhà", Ryan Derousseau chia sẻ.

"Phần lớn mọi người chỉ tìm tới các sự trợ giúp chuyên nghiệp khi bản thân họ đã trở thành một con nợ, và đang mất dần khả năng trả nợ", ông nói thêm về một thực tế đáng buồn.

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement