Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

GDP của Việt Nam trong năm 2019 sẽ ở mức 6,6%

Phân tích

24/12/2018 07:39

Kinh tế Việt Nam trong năm 2019 được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,6%, thấp hơn 0,2% so với năm 2018, lạm phát tăng 4% so với cùng kỳ.

GDP có thể đạt 6,8%

Theo báo cáo Đánh giá 2018 và triển vọng 2019 của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT-FPTS, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng năm 2018 lần lượt đạt 7,38%; 7,08% và 6,98%. Đây là các mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2011 trở lại đây.

GDP của Việt Nam trong năm 2019 sẽ ở mức 6,6%

Nhận định về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018, trong báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương vào tháng 10/2018, Ngân hàng Thế giới dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt 6,8%. Đây là mức tăng trưởng này là khá cao so với với các nước trong khu vực.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong 11 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với mức tăng đạt 12,2%2, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%. Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 6,3% và ngành khai khoáng giảm 2%.

Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu tăng cao so với năm 2017 như xăng, dầu tăng 51,8% do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn bắt đầu hoạt động thử nghiệm từ tháng 6/2018. Sắt, thép thô tăng 40,9% do đóng góp của Formosa Hà Tĩnh. Theo ước tính của Bộ Công thương, việc Formosa vận hành chạy thử lò cao số 2 với công suất 3,5 triệu tấn/năm trong 6 tháng cuối năm 2018 có thể khiến cho sản xuất thép cuộn cán nóng tăng 154% so với năm 2017.

Tính chung cả năm 2018, Bộ Công thương dự kiến chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp tăng khoảng trên 9,4% với giá trị gia tăng toàn ngành tăng khoảng 7,32%. Trong đó, chỉ số sản xuất của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 12-13% với giá trị gia tăng khoảng 12,34-12,46%.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, ngành công nghiệp tăng trưởng 8,98% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp khoảng 29% giá trị tổng sản phẩm trong nước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 12,65% và đóng góp tới gần 19%.

Với giả định, tốc độ tăng GDP năm 2018 khoảng 6,8% và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tăng 12,4% so với năm 2017 thì đóng góp của khu vực này vào tổng giá trị sản phẩm trong nước sẽ đạt 18%.

Dù chỉ chiếm khoảng 24% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội nhưng khu vực FDI lại có vai trò khá quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm tới 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 5,4 tỷ USD thì chủ yếu là do khu vực FDI thặng dư 23,7 tỷ USD.

Lãi suất ổn định

Tính đến thời điểm cuối tháng 11, VND đã mất giá khoảng 2,7% so với thời điểm đầu năm. Mức biến động này khá thấp so với các đồng tiền khác trong khu vực so với USD như Campuchia (-0,1%), Thái Lan (-1,1%), Việt Nam (-2,7%), Lào (-2,9%), Malaysia (-3,3%), Philippine (-4,8%), Indonesia (-5,1%), Myanmar (-14,5%).

GDP của Việt Nam trong năm 2019 sẽ ở mức 6,6%

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng trong 11 tháng đầu năm tương đối ổn định. Hiện tại, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,6 – 7,3%, lãi suất huy động bằng USD ở mức 0% với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Lãi suất cho vay bằng VND ở mức 6,0-9,0% trong ngắn hạn, 9,0 -11% đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay bằng USD phổ biến từ 2,8-6,0%.

Thông tư 19/2017/TT-NHNN được ban hành về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng phải giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn xuống 45% từ ngày 1/1/2018 và xuống 40% từ ngày 1/1/2019.

Thông tư 19 cũng quy định chi tiết hơn về giới hạn cấp tín dụng như không được loại trừ những khoản bảo đảm tiền gửi kể cả tiền gửi tiết kiệm khỏi giới hạn cấp tín dụng.

Tổ chức tín dụng không được cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, bao gồm trường hợp tài sản bảo đảm là cổ phiếu của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng. Tài sản bảo đảm là cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành mà khách hàng vay để mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Tháng 1/2018, NHNN điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống 4,75%/năm, các tổ chức tín dụng nhờ đó giảm được chi phí vốn và giảm lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay của nền kinh tế đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể giảm khoảng 0,5% đối với các lĩnh vực ưu tiên, giảm 0,3% đối với lãi suất cho vay thông thường kỳ hạn ngắn và 0,8% đối với lãi suất cho vay thông thường kỳ hạn dài.

Dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đến cuối tháng 9/2018, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt 1.665.836 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cuối năm 2017, chiếm tỷ trọng 23,9% dư nợ tín dụng nền kinh tế.

GDP của Việt Nam trong năm 2019 sẽ ở mức 6,6%

Đối với những lĩnh vực rủi ro như dự án BOT, BT giao thông, bất động sản, tín dụng được kiểm soát trực tiếp thông qua quy định nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 250% và hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 40%.

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, đến hết tháng 9/2018 tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52% (cùng kỳ năm 2017 tăng 11,02%). Tổng phương tiện thanh toán tăng 8,74% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 9,59%), kết quả này phù hợp với chỉ tiêu định hướng đề ra tăng khoảng 17%.

Tăng trưởng GDP tính chung 9 tháng 2018 đạt 6,98%. CPI bình quân 11 tháng 2018 tăng 3,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 11/2018 tăng 3,24% so với tháng 12/2017 và tăng 3,46% so với cùng kỳ năm 2017. Có thể nói, gần như mục tiêu 2018 tăng trưởng 6,7% và lạm phát bình quân 4% là sẽ đạt được.

Tác động CPTPP

Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký vào ngày 8/3/2018. Hiệp định CPTPP là Hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn CPTPP. Dù không có sự tham gia của Mỹ, CPTPP vẫn là một hiệp định thương mại tự do lớn nhất với thị trường khoảng 500 triệu dân, tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, bằng 13,5% GDP thế giới.

CPTPP có 2 điểm điều chỉnh so với TPP. Thứ nhất, điều khoản hiệu lực để CPTPP có thể bắt đầu là chỉ cần ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký. Ngoài ra CPTPP còn bổ sung các quy định về quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại, tạo tính linh hoạt của Hiệp định và sẵn sàng cho những đợt kết nạp thành viên mới.

GDP của Việt Nam trong năm 2019 sẽ ở mức 6,6%

Thứ hai, tạm hoãn thực thi 22 điều khoản về thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, mua sắm công, quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và sự minh bạch. Quyền sở hữu trí tuệ có sự thay đổi lớn nhất do hầu hết các nội dung cứng rắn là do Mỹ đề xuất trước đây.

CPTPP hoãn việc yêu cầu các nước thành viên thay đổi luật và thông lệ của mình để bảo vệ các dược phẩm mới, gồm cả chế phẩm sinh học. Tạm đình chỉ quy định về gia hạn thời hạn bản quyền trong những trường hợp do sự chậm trễ của cơ quan cấp bằng hoặc những trì hoãn bất hợp lý trong việc cấp bản quyền, cũng như cấp phép nhập khẩu một loại dược phẩm nào đó vào các nước thành viên.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, lợi ích mà Việt Nam sẽ đạt được khi tham gia CPTPP thấp hơn so với TPP. Tuy nhiên, trong CPTPP thị trường xuất khẩu sẽ đa dạng và đồng đều hơn, bớt phụ thuộc vào Mỹ.

Những ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động sẽ được hưởng như lợi dệt may, da giày... Mức thuế xuất khẩu hàng dệt may tới các thị trường chưa có FTA chung hiện nay trung bình là trên 10%, riêng Mỹ là 17-18%.

Khi CPTPP có hiệu lực và sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” sẽ được hưởng thuế suất 0% khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may được dự báo có thể lên 8,3-10,8%.

Theo Ngân hàng Thế giới, đến 2030, xuất khẩu sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Xuất khẩu tăng ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da và dệt may lần lượt là 10,1 tỷ; 6,9 tỷ và 0,5 tỷ USD. Kết quả này bị hạn chế một phần do nước ta đã có FTA song phương và đa phương với 7/10 thành viên trong CPTPP.

Tác động tiêu cực sẽ tập trung vào các lĩnh vực nông sản, chăn nuôi chế biến thực phẩm như thịt gà và thịt heo do sức cạnh tranh kém. Việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu từ CPTPP được dự báo có thể tác động khiến sản lượng của ngành chăn nuôi giảm 0,3%, tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm giảm từ 0,37% đến 0,52%.

Theo Ngân hàng Thế giới, 23 ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ có mức giảm ròng lớn nhất là nông nghiệp (-1,6 tỷ USD), sản xuất công nghiệp khác (-1,2 tỷ USD), thiết bị điện (-0,5 tỷ USD), kim loại (-0,4 tỷ USD).

CPTPP còn làm chuyển hướng của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào những ngành công nghiệp hưởng lợi từ hiệp định như dệt may, da giày. Đầu tư tăng có thể làm tăng năng suất, tăng hàm lượng công nghệ trong hàng hóa xuất khẩu, xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn.

GDP của Việt Nam trong năm 2019 sẽ ở mức 6,6%

Thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng, khuyến khích các công ty tư nhân trong nước hội nhập tích cực hơn vào chuỗi giá trị hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực, kéo theo thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về mặt xã hội, tham gia CPTPP sẽ làm giảm thất nghiệp, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch Đầu tư vào tháng 9/2017, CPTPP có thể giúp tăng bình quân tổng số việc làm mỗi năm khoảng 20.000-26.000.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giớI cũng nêu, đến năm 2030, hiệp định dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Dù tất cả các nhóm thu nhập theo dự kiến đều được hưởng lợi từ CPTPP, những lao động có kỹ năng cao trong vùng 60% thu nhập cao nhất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Tuy nhiên, CPTPP sẽ mang lại những thách thức lớn. Điển hình như việc cắt giảm thuế nhập khẩu làm giảm thu ngân sách. Trong những năm gần đây, Chính phủ xác định giảm tỷ trọng thu từ nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn như dầu thô cũng như liên tiếp hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút vốn FDI khiến gánh nặng cho sự sụt giảm ngân sách càng trầm trọng hơn.

Việc tham gia nhiều các hiệp định thương mại khiến nền kinh tế có độ mở cao, dễ chịu tổn thương từ các cú sốc bên ngoài nếu kinh tế thế giới bị khủng hoảng hay suy thoái.

Việt Nam không thể tận dụng ngay lập tức lợi ích của việc thu hút và tiếp nhận dòng vốn FDI lớn do thiếu năng lực để tạo điều kiện cho các công ty có liên kết toàn cầu tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chi phí hậu cần cao và cơ sở hạ tầng đường sá, điện, cảng biển, dịch vụ hậu cần... còn yếu kém.

Các hoạt động đầu tư nước ngoài còn rất nhiều bất cập như vấn đề môi trường, chuyển giá, gian lận thương mại, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ.

Quy định khắt khe về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sẽ là rào cản lớn cho hàng hóa xuất khẩu khi đòi hỏi những thay đổi lớn trong quá trình nuôi trồng, khai thác (gỗ, thủy sản, hải sản) và quá trình đóng gói, bảo quản, vận chuyển (hàng nông sản, thực phẩm).

GDP 2019 ở mức 6,6%

Kinh tế toàn cầu trong năm 2019 được dự báo sẽ tăng trưởng bằng hoặc thấp hơn so với năm 2018. Cụ thể, IMF đưa ra mức dự báo là 3,7%, bằng mức dự báo tăng trưởng trong năm 2018. Tổ chức OECD dự báo tăng trưởng 3,5%, thấp hơn 2% so với mức dự báo năm 2018. Ngân hàng Thế giới đưa ra mức dự báo 2,9%, giảm 1% so với dự báo năm 2018.

GDP của Việt Nam trong năm 2019 sẽ ở mức 6,6%

Theo báo cáo về triển vọng thị trường hàng hóa của Ngân hàng Thế giới tháng 10/2018, giá cả phần lớn các mặt hàng sẽ tăng trong năm 2019.

Cụ thể, ở nhóm năng lượng thì giá dầu trung bình trong năm 2019 có thể tăng thêm 2USD/thùng, từ mức 72USD/thùng năm 2018 lên 74USD/thùng. Trong khi đó, giá than và khí tự nhiên được dự báo sẽ giảm trong năm 2019, giá than tại Australia sẽ giảm từ 108 USD/tấn năm 2018 xuống còn 100 USD/tấn.

Nhóm đồ uống, giá cà phê Arabica tăng từ 2,85 USD/kg lên 2,89 USD/kg ( 1,4%), giá chè tăng từ 2,85 USD/kg lên 2,88 USD/kg ( 1,1%).

Nhóm lương thực, thực phẩm thì iá gạo Thái Lan sẽ tăng từ 420 USD/tấn lên 422 USD/tấn ( 0,5%), giá lúa mì tăng từ 210 USD/tấn lên 212 USD/tấn ( 1,0%), giá tôm tăng từ 12,4 USD/kg lên 12,53 USD/kg ( 1,0%), giá đường tăng từ 0,27 USD/kg lên 0,28 USD/kg ( 3,7%)...

Nhóm nguyên liệu thô, giá cao su tăng 3,8% (từ 1,58 USD/kg lên 1,64 USD/kg), giá bông tăng 0,5% (từ 2,04 USD/kg lên 2,05 USD/kg)...

Cùng với xu hướng chung của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam trong năm 2019 được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,6% (thấp hơn 0,2% so với năm 2018), lạm phát duy trì ở mức tăng 4% so với cùng kỳ.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement