Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ế ẩm vì COVID-19, hàng trăm khách sạn ở Đà Nẵng rao bán mỗi ngày

Quản trị

24/09/2020 07:40

Chịu hai “cú đấm” từ dịch COVID-19, nhiều khách sạn tại Đà Nẵng buộc phải treo biển rao bán, giá cả đa dạng từ 3-4 tỷ cho đến 700 tỷ đồng.

“Hốt bạc” giai đoạn Tết chưa được bao lâu, thị trường du lịch Đà Nẵng bắt đầu rớt nhịp khi COVID-19 bùng phát trên cả nước. Bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là khách sạn lao đao. Đợt bùng phát dịch lần thứ hai ập đến khiến ngành khách sạn thành phổ biển rơi vào khủng hoảng trầm kha.

Khách sạn 5 sao, mặt tiền giáp biển vẫn rao bán

Nằm ngay mặt tiền hẻm lớn trên đường Nguyễn Văn Thoại (Phước Mỹ, Sơn Trà), cách khách sạn Mường Thanh Luxury Đà Nẵng chỉ 500m, cách biển Mỹ Khê khoảng 10 phút đi bộ, một khách sạn đang được rao bán. Khách sạn này có kiến trúc 5 tầng, có thang máy, hầm giữ xe ô tô và sân thượng. Toà nhà gồm 9 phòng thiết kế theo kiểu căn hộ mini, đầy đủ nội thất, có ban công.

Liên hệ với người đăng tin, chị Thanh Bình cho biết đây là khách sạn gia đình chị kinh doanh từ tháng 5/2019. Qua trao đổi, chị khẳng định thời gian trước dịch COVID-19, khách sạn kinh doanh rất ổn định, quy mô cũng không quá lớn, tình trạng vắng khách rất hiếm.

Các khách sạn sang trọng, thiết kế dạng căn hộ vốn hút khách, đang dần bị rao bán tại Đà Nẵng. Ảnh: Booking.com
230052893
Các khách sạn sang trọng, thiết kế dạng căn hộ vốn hút khách, đang dần bị rao bán tại Đà Nẵng. Ảnh: Booking.com

“Ban đầu mình có khoản tiền nhàn rỗi nên mới đầu tư mở khách sạn, đợt dịch này mình cũng như người khác, bị ‘ngộp’ tài chính, vì thế đành phải bán đi”, chị Bình cho biết. Chị khẳng định, với vị trí đẹp, khách sạn sẽ dễ phục hồi sau dịch. Hiện tại, dù du lịch Đà Nẵng chưa mấy khả quan nhưng bên chị vẫn đang có khách ở 2 phòng.

Theo giá phòng của chị Bình đề xuất, vào khoảng 500.000 đồng/đêm cho phòng 2 người và 950.000 đồng/đêm cho phòng 4 người, khách sạn này mỗi tháng thu về trung bình hơn 200 triệu đồng/tháng. Như vậy, với mức giá rao bán 10 tỷ đồng, khách mua mất khoảng hơn 4 năm là có thể hoàn vốn.

Tuy là mối đầu tư nghe có vẻ hấp dẫn nhưng sau hơn một tuần rao bán, chị Bình vẫn chưa tìm được khách nào thật sự hứng thú muốn mua lại khách sạn của mình. “Hiện tại đang có quá nhiều khách sạn rao bán, người ta có nhiều sự lựa chọn, đôi khi nhiều quá chọn không xuể”, chị tự giải thích.

Hàng trăm khách sạn ở Đà Nẵng với đầy đủ mức giá được rao bán chỉ trong một ngày. Ảnh chụp màn hình
Hàng trăm khách sạn ở Đà Nẵng với đầy đủ mức giá được rao bán chỉ trong một ngày. Ảnh chụp màn hình

Thử tìm khách sạn đang rao bán tại Đà Nẵng trên sàn giao dịch alonhadat.com.vn, kết quả trả về có hơn 220 khách sạn được niêm yết tại đây chỉ trong ngày 23/9. Mức giá trải dài từ 3-4 tỷ đồng với các khách sạn quy mô “đơn chiếc” cho đến các toà khách sạn 5 sao hàng trăm tỷ đồng.

Nổi bật trong số danh sách rao bán có khách sạn 5 sao, 24 tầng, mặt tiền đường Võ Nguyên Giáp với giá 700 tỷ đồng. Người môi giới khẳng định, khách sạn được xây dựng trên đất sản xuất kinh doanh, có sổ đỏ chính chủ, nên thủ tục mua bán sẽ nhanh chóng, công chứng thuận lợi.

Gần 25% khách sạn Đà Nẵng phải rao bán

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết, hiện có khoảng 250-260 khách sạn, biệt thự đang được các chủ sở hữu rao bán. Con số này chiếm tỷ lệ 24,7% trong tổng số 1.080 khách sạn trên toàn địa bàn.

Ông xác nhận, đây là hậu quả của 2 đợt bùng phát dịch, gây khó khăn cho ngành du lịch Đà Nẵng. Không có khách, nguồn vốn cạn dần nên các chủ sở hữu phải rao bán khách sạn để trả nợ ngân hàng, giảm thua lỗ.

Quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn là nơi tập trung nhiều “phố khách sạn”, “phố nhà hàng” với các cơ sở kinh doanh tập trung dày đặc trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Thoại, Trần Bạch Đằng,… Nhưng đến nay, hầu hết các cơ sở vẫn còn “ngủ đông” khi khách du lịch chưa đông đúc.

Các tuyến
Các tuyến "phố khách sạn" gần như phải "ngủ đông" suốt 6 tháng liền vì COVID-19. Ảnh: Chu Lai

Tuy vậy, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng nhận định, đây là một quy luật cung cầu của thị trường. “Giả sử không có dịch bệnh, nếu kinh doanh thua lỗ họ cũng có thể bán. Trong bối cảnh dịch bệnh, Sở Du lịch đã hỗ trợ các doanh nghiệp tuyên truyền điểm đến, giới thiệu cho khách. Việc quyết định kinh doanh hay không là do doanh nghiệp và nhu cầu thị trường”, bà giải thích.

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng sẽ giảm mạnh trong năm 2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 1,9 triệu lượt, giảm 55,9% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt gần 2.444 tỷ đồng, giảm 47,8% so với cùng kỳ năm 2019. Ước tính thiệt hại tổng thu từ ngành du lịch trong năm nay lên đến 26.000 tỷ đồng.

Nhận định về khả năng phục hồi, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, cho rằng: “Việc phục hồi sẽ đặt ra cho cộng đồng doanh nghiệp nhiều khó khăn, thách thức. Đợt dịch lần hai có bối cảnh khác với lần đầu là do chúng ta đã đi qua mùa cao điểm du lịch nội địa. Với xuất phát điểm rất thấp như vậy, khó thể giúp hệ thống cung cấp dịch vụ hoạt động đầy đủ trở lại”.

Theo ông Dũng, đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp du lịch và lưu trú. Bài toán cân bằng giữa nhu cầu thấp và chi phí nhân lực, bảo dưỡng, hoạt động chưa hề là vấn đề dễ chịu, nhất là trong thời điểm hiện nay.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement