10/07/2017 03:19
Đừng nhân danh trẻ em để câu like, kiếm view!
Những đứa trẻ theo bạn không về, đi chơi không báo hay những vụ bắt cóc từ lâu lắm rồi… họ cứ gộp lại rồi vẽ lên bức tranh hoảng loạn để làm gì? Cảnh báo ư? Chỉ là những chi tiết rùng rợn, thêm thắt và cả bịa đặt thì rút ra được cái gì? Phòng tránh chăng? Nhà nào cũng giữ con hơn báu vật và sẵn sàng hô hoán đập hội đồng không thương tiếc mấy gã giống "mẹ mìn" thì còn gì để mà tránh?
Chia sẻ để làm gì? Câu like, kiếm view, mưu cầu quyền lực, thỏa mãn cá nhân hay abcd gì đó có lẽ mãi vẫn là tranh luận bất tận. Nhưng tung thêm một đứa bé mất tích, trẻ em bị bắt cóc hay mổ lấy nội tạng khi “hình như vậy” hay “ mới nghe nói, có lẽ thế” mà chẳng cần thêm bất kì xác minh nào thì thôi đi các vị ạ! Vài like nữa có thể thêm một chút tự sướng nhưng xã hội sẽ bất an và u ám hơn đấy!
Sáng nay tôi thấy ở face bạn nào đó ồ lên hoảng hốt một cháu trai đâu mất rồi. Vài người bảo không chắc, mấy vị khác lại gật gù có dù gần hết trong số đó cũng chỉ nghe đồn như thế! Cuối cùng thì cháu chơi loanh quanh trong chung cư, cha mẹ quá lo nháo nhác cả lên. Tôi cứ tự hỏi, một vụ ở Quảng Bình so với hàng triệu trẻ em có phải náo loạn như thế không? Vài vụ bắt cóc có đáng để hàng triệu gia đình luôn sống bấn loạn như trong nạn dịch bắt cóc lan tràn?
Những đứa trẻ theo bạn không về, đi chơi không báo hay những vụ bắt cóc từ lâu lắm rồi… họ cứ gộp lại rồi vẽ lên bức tranh hoảng loạn để làm gì? Cảnh báo ư? Chỉ là những chi tiết rùng rợn, thêm thắt và cả bịa đặt thì rút ra được cái gì? Phòng tránh chăng? Nhà nào cũng giữ con hơn báu vật và sẵn sàng hô hoán đập hội đồng không thương tiếc mấy gã giống "mẹ mìn" thì còn gì để mà tránh?
Tôi vừa đọc trên face của một người bạn “Mở face ra thấy tràn lan các share, dẫn link về các vụ bắt cóc trẻ em - thực hư ra sao không biết nhưng... quá mệt! Rồi bạn bè lại share tiếp - trong khi kết quả cuối cùng của vụ bắt có, đôi khi chỉ là cô bé nổi loạn, "bay đêm" với bạn trai đến hết tiền rồi mò về nhà - thì lại chắng ai thèm đưa lên.Cho nên, bên ngoài loạn 1 - mà trên Face loạn lên 5-6.Chỉ tội cho trái tim bé nhỏ của tôi lại thon thót lên mỗi khi thấy những tin như vậy vì lo cho đàn con của mình”.
Không chỉ anh mà tôi và bạn bè mình cũng thường xuyên giật mình ngay trong công sở dù con vẫn bình an ở nhà. Vãn biết rằng nhờ nút share có gia đình đã sum họp và nhiều hoàn cảnh thương tâm vượt qua khốn khó, hiểm nghèo. Nhưng cũng như những liều thuốc, chẳng loại nào quá liều lại giúp ích cho người dùng mà thường ngược lại rất nguy hiểm. Chậm một chút, suy nghĩ thêm một tí, cân nhắc thêm vài điều… có lẽ không làm cho thông tin bớt nhanh nhưng sẽ bớt nguy hiểm nếu không đúng.
Tôi xin chép lại lời khuyên của thạc sĩ xã hội học Lê Minh Tiến “Khi đứng trong một trào lưu nổi bật nào đó, chúng ta rất dễ bị nó cuốn theo. Trong xã hội học gọi đó là tâm lý đám đông. Khi đó, ý thức cá nhân bị chìm xuống, chúng ta mất đi sự tỉnh táo trong bối cảnh đó. Sống trong một bối cảnh dễ gặp rủi ro về thông tin, thực phẩm, tự nhiên…, cộng đồng người dùng mạng nên biết lùi lại một chút, suy nghĩ trước khi hành động mới được”.
Bước lùi cần thiết và cái share có trách nhiệm không phải cho nạn nhân hay ai khác mà chính vì chúng ta, những người không sớm thì muộn sẽ chịu tác động từ những điều chưa kịp cân nhắc của mình. Chẳng ai lên án việc chia sẻ để giúp cộng đồng nhưng thói hồ đồ, lợi dụng mạng xã hội để thể hiện và câu like thì ngưng sớm cho cộng đồng bớt rối ren, gieo nhiều gió bão càng lớn thêm thôi!
Advertisement
Advertisement