Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đức khuyến cáo cách ly F1 và F0 bệnh đậu mùa khỉ ít nhất 21 ngày

Sức khỏe

25/05/2022 11:10

Nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong nước, giới chức y tế Đức sẽ thực hiện cách ly ít nhất 21 ngày đối với những người mắc bệnh đậu mùa khỉ (F0).

Theo TTXVN tại Đức, y tế nước này "khuyến cáo khẩn cấp" liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ, những người mắc bệnh này tại Đức nên được cách ly ít nhất 21 ngày và bệnh nhân phải hết mọi triệu chứng trước khi hết thời gian cách ly. Khuyến cáo cách ly 21 ngày cũng được áp dụng với các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (F1). 

Hiện một số bang ở Đức đã thông báo ghi nhận các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm Sachsen-Anhalt, Baden-Württemberg, Berlin, Bayern, Nordrhein-Westfalen và Hessen. Bên cạnh đó, nhiều mẫu xét nghiệm đang được kiểm tra và phân tích, trong khi nhà chức trách cũng đang tìm kiếm những người tiếp xúc với các ca bệnh đã được xác nhận. 

Đức cách ly F1 và F0 bệnh đậu mùa khỉ ít nhất 21 ngày  - Ảnh 1.

Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo các chuyên gia, khả năng gia tăng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Đức sẽ gia tăng và nhiệm vụ hàng đầu lúc này là ngăn chặn sự bùng phát của dịch, thông qua việc truy vết tiếp xúc, tránh tiếp xúc gần với các trường hợp nhiễm bệnh và tuân thủ các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Các nhóm có nguy cơ về y tế cũng nên thận trọng trước dịch bệnh này.

Đức đã đặt 40.000 liều vaccine phòng bệnh đậu mùa phòng trường hợp dịch đậu mùa khỉ lây lan rộng trong nước và vaccine này có thể được xem xét tiêm cho các trường hợp F1. Vaccine này có tên Imvanex, đã được Mỹ cấp phép sử dụng phòng bệnh đậu mùa khỉ. 

Từ năm 2013, Liên minh châu Âu đã cấp phép cho vaccine này để chống bệnh đậu mùa, song chưa cấp phép để ngăn ngừa đậu mùa khỉ. Vaccine Imvanex được sử dụng để ngăn chặn nguy cơ lây lan cũng như ngăn ngừa hoặc ít nhất là làm chậm quá trình phát bệnh ở những người bị nhiễm. Kể từ khi đậu mùa khỉ bùng phát ở Anh, giới chức y tế nước này đã tiêm hơn 1.000 liều Imvanex cho các trường hợp F1. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho tới nay thế giới đã ghi nhận trên 250 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 16 nước.

Ngoài Đức, dịch đậu mùa khỉ cũng đang lây lan tại nhiều nước châu Âu. Tại Italy, giới chức y tế nước này thông báo đã ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ ở vùng Lombardy, phía Bắc, nâng tổng số ca mắc đậu mùa khỉ lên 6 ca.

Tại Italy, các nhà nghiên cứu của Viện Spallanzani cũng cho biết đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của quá trình phân tích trình tự ADN của virus đậu mùa khỉ với 3 trường hợp đầu tiên tại Italy. Theo kết quả xét nghiệm, các mẫu dương tính được tiến hành giải trình tự gene Hemagglutinin (HA) đều xác định giống với chủng Tây Phi và 100% giống các virus được phân lập tại Bồ Đào Nha và Đức. Viện Spallanzani bày tỏ quan ngại nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát ở toàn châu Âu.

Giới chuyên gia cho biết bệnh đậu mùa khỉ được xác định là một bệnh liên quan đến các loài động vật hoang dã, lây nhiễm ngẫu nhiên trên người, thường xuất hiện ở các khu vực rừng Trung và Tây Phi. Đậu mùa khỉ là virus hiếm gặp, thường lây nhiễm sau khi con người tiếp xúc với loài khỉ. Tỷ lệ tử vong của bệnh là khoảng 10%. 

Virus có thể xâm nhập qua vết thương ngoài da, đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng, lây qua giọt bắn hô hấp hoặc dịch thể. Triệu chứng bệnh xuất hiện trong vòng 5 đến 21 ngày kể từ khi nhiễm virus, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và mệt mỏi. Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng vài tuần mà không cần điều trị, song vẫn có thể gây tử vong. Theo WHO, hiện chưa có thuốc chữa và vaccine chuyên biệt ngăn ngừa bệnh này.

Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại nhiều nước hiện nay và các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực truy tìm nguồn gốc của các ca bệnh cũng như tìm hiểu liệu virus có biến đổi không. Theo thông tin từ Văn phòng Bệnh đậu mùa thuộc Chương trình Khẩn cấp của WHO, khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy virus đậu mùa khỉ đã biến đổi, đồng thời nhấn mạnh rằng căn bệnh truyền nhiễm đặc hữu ở Tây và Trung Phi này không có xu hướng đột biến.

Các nhà khoa học tại Anh cho biết ít nhất một thuốc kháng virus có triển vọng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

Họ phát hiện thuốc kháng virus tecovirimat của SIGA Technologies Inc có thể rút ngắn các triệu chứng và thời gian lây nhiễm cho người khác. Đây là loại thuốc chống virus đậu mùa và đậu mùa khỉ đầu tiên được phê duyệt ở Mỹ. Tại châu Phi, loại virus này được coi là đặc hữu với hàng chục nước ghi nhận người mắc.

Thuốc kháng virus Tecovirimat còn được bán dưới tên thương hiệu Tpoxx, vẫn chưa phổ biến rộng rãi. Công ty cho biết công thức thuốc uống được phê duyệt ở Mỹ, Canada và châu Âu để điều trị bệnh đậu mùa, Riêng tại châu Âu và Mỹ, thuốc này được chấp thuận để chữa bệnh đậu mùa khỉ.


HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement