Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đưa sơn chống đạn, chống cháy của “bà chủ” Sơn Kova vào sản xuất áo, mũ chống đạn

Phân tích

01/02/2019 08:53

Thông tin này đã được Z117 (Bộ Quốc phòng) chia sẻ tại hội thảo về khoa học công nghệ ứng dụng thực tế do Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức.

 Đại diện Z117 và PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe giới thiệu chiếc áo chống đạn sẽ được sử dụng sơn chống đạn và sơn chống cháy. (Ảnh: T.H).
 Đại diện Z117 và PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe giới thiệu chiếc áo chống đạn sẽ được sử dụng sơn chống đạn và sơn chống cháy. (Ảnh: T.H).

Theo đó, đại diện  Z117 cho biết đơn vị này đang hợp tác với PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe - Chủ tịch Tập đoàn Sơn Kova để thiết kế, sản xuất các loại áo và mũ chống đạn.

PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe – người từng được giải thưởng khoa học Kovalevskaya của Nga - trước đó đã có các nghiên cứu khoa học thành công về sơn chống đạn. Nghiên cứu này đã thực nghiệm bằng đạn thật tại Campuchia.

Việc ứng dụng loại sơn đặc biệt của "bà chủ" Sơn Kova trên áo chống đạn cũng cho phép giảm trọng lượng loại áo giáp chống đạn do Z117 sản xuất.

Ngoài ra, PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe còn tiết lộ, đã nghiên cứu thành công loại sơn chống cháy nano làm từ vỏ trấu đầu tiên trên thế giới, có thể chống cháy ở nhiệt độ 800-1200 độ C, khi cháy không gây ra khí độc, giá thành chỉ bằng 1/3 sơn ngoại.

Với đặc điểm có thể sơn trên nhiều vật liệu như gỗ, bê tông, thạch cao, sắt, loại mũ chống đạn của Z117 vốn lâu nay không thể sơn được, tới đây sẽ được sơn màu, đồng thời có khả năng chống cháy. Sơn chống cháy được trên áo chống đạn cũng giúp tăng khả năng chống đạn cũng như chống cháy.

Thu sương... tạo nước

Cũng tại hội thảo, TS. Hà Phương Thư – Trưởng phòng Vật liệu nano y sinh (Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã giới thiệu về thiết bị thu sương nhằm tạo ra nguồn nước sạch, mà không cần sử dụng năng lượng.

TS. Hà Phương Thư giới thiệu về thiết bị thu sương mà nhóm nghiên cứu của bà đã sáng chế thành công. (Ảnh: T.H). 
TS. Hà Phương Thư giới thiệu về thiết bị thu sương mà nhóm nghiên cứu của bà đã sáng chế thành công. (Ảnh: T.H). 

 Thiết bị này cho phép khắc phục được tình trạng thiếu nước sạch thường xuyên xảy ra trong mùa khô ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt có thể là “cứu cánh” cho các đồn biên phòng ở vùng cao, biên giới, hải đảo. Thiết bị nhỏ gọn, chi phí thấp, cách sử dụng đơn giản nhưng hiệu quả cao khi thu được khoảng 30 lít nước/ngày. Đặc biệt là thiết bị không dùng điện nên rất thích hợp với điều kiện của người dân nghèo ở các vùng cao, thiếu nước sạch.

Đây là công trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học: TS. Hà Phương Thư, TS. Nguyễn Xuân Trường, TS. Nguyễn Hồng Nam, Ths. Nguyễn Hoài Nam. Công trình đã được Bộ KHCN lựa chọn để giới thiệu thành tựu KH&CN tiêu biểu của Việt Nam.

PGS.TS. Nguyễn Minh Tân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Ứng dụng các Hợp chất Thiên nhiên (INAPRO) cũng cho biết về công trình khoa học “Công nghệ cô đặc các dịch mẫn cảm nhiệt tại nhiệt độ thấp và áp suất thường”, cho phép áp dụng tại các cơ sở chế biến rau quả tại Việt Nam.

Điều này có ý nghĩa quan trọng với người nông dân, khi có thể giúp họ xử lý tốt hoa quả những khi được mùa, có thể chấm dứt những cảnh “giải cứu” hoa quả ở nhiều nơi như đã từng diễn ra, để người nông dân có nguồn tiêu thụ ổn định.

Các nghiên cứu của 2 nhà khoa học Hà Phương Thư và Nguyễn Minh Tân đều có tiềm năng trong ứng dụng phục vụ lực lượng vũ trang rất hữu ích.

TS. Nguyễn Thị Thúy Hường (Viện Công nghệ sinh học) cũng mang đến  quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc cây nuôi cấy mô giống cây ba kích tím có năng suất, chất lượng cao, không bị sâu bệnh và có thể trồng trên diện tích rộng nên hiệu quả cao. Đặc biệt là khắc phục được nguy cơ bị tận diệt do khai thác tùy tiện.

Với phương pháp này, người dân có thể biến những vùng rừng núi hoang thành vùng dược liệu cho thu hoạch cả tỷ đồng, đồng thời, tạo được nguồn dược liệu quý có thể xuất khẩu bởi ba kích có nhiều tác dụng: bổ trí não, tăng cường sinh lý, giảm huyết áp, khử phong thấp vv…

Được biết, các công trình nghiên cứu vừa kể đang được lựa chọn để tham dự triển lãm khoa học công nghệ ở Malaysia.

THANH HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement