Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dư nợ tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý I/2023

Ngân hàng

09/01/2023 16:22

Dư nợ tín dụng toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý I/2023 và tăng 13,7% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,9 điểm phần trăm so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, theo đánh giá của các tổ chức tín dụng (TCTD), nhu cầu vay vốn, dịch vụ thanh toán và thẻ, gửi tiền của khách hàng trong quý IV/2022 và năm 2022 tiếp tục cải thiện nhưng chưa đạt được mức kì vọng, trong đó nhu cầu vay vốn được nhận định cải thiện rõ nét nhất, đặc biệt là nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.

Các TCTD dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng diễn biến khả quan trong quý I/2023, nhưng tốc độ tăng chậm lại trong năm 2023, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng "tăng" nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Dư nợ tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý I/2023 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Các TCTD nhận định thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2022 tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt, mặc dù có thu hẹp so với quý trước. Thanh khoản năm 2022, theo các TCTD  không được như kỳ vọng.

Về huy động vốn, các TCTD kỳ vọng huy động vốn quý I/2023 sẽ tăng bình quân 2,9% và trong năm 2023 sẽ tăng 10%, mức tăng này khiêm tốn hơn kỳ điều tra trước đó. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý I/2023 và tăng 13,7% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,9 điểm phần trăm so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước, theo baodautu.vn.

Nhiều TCTD nhận định tình hình xử lý nợ xấu trong quý IV/2022 có cải thiện nhưng chưa được như kỳ vọng và tiếp tục cải thiện nhẹ trong năm 2023.

Theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh của nhiều TCTD trong quý IV/2022 có sự "cải thiện" tốt hơn song không đạt mức kỳ vọng. Tính chung trong năm 2022, 80% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tổng thể "cải thiện" so với năm 2021, 87% TCTD ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 9,3% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm.

Các TCTD tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo cho thời gian tới với 56,4-75,4% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý I và cả năm 2023, nhưng mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với năm 2022. Có 95,3% TCTD kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng dương trong năm 2023 so với năm 2022, 2,8% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm và 1,9% dự kiến lợi nhuận không thay đổi.

Theo dự kiến của các TCTD, năm 2023, có 64,5% TCTD dự báo tăng lao động, 30,8% TCTD sẽ giữ nguyên lực lượng lao động trong năm 2023, chỉ có 4,7% TCTD dự kiến sẽ cắt giảm lao động.

Các chuyên gia Chứng khoán Mirae Asset dự báo tín dụng năm 2023 sẽ tăng trưởng dưới mức 14% như mục tiêu năm 2022.

Theo Mirae Asset, trước mắt, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát cao, chỉ số sản xuất thấp do nhu cầu xuất khẩu giảm, và đồng nội tệ suy yếu. Ở khía cạnh tích cực, thu hút FDI duy trì góp phần làm dịu tỷ giá hối đoái ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, các biện pháp thắt chặt tiền tệ dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn.

Mặt khác, động thái tăng lãi suất điều hành hai lần tổng cộng 2 điểm %, khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới vẫn đang bỏ ngỏ, và triển vọng kinh tế chưa khả quan khuyến khích cả doanh nghiệp lẫn cá nhân giảm đòn bẩy tài chính, đặc biệt là vay nợ cho các nhu cầu như mở rộng kinh doanh hay mua sắm tài sản.

Do các lo ngại về kinh tế vĩ mô cũng như áp lực lạm phát, một bộ phận lớn cư dân sẽ có xu hướng hạn chế chi tiêu và tăng tiết kiệm cũng như tìm kiếm kênh đầu tư an toàn dài hạn. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro tập trung. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng kênh tín dụng bán lẻ vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2023.

Cũng trong một báo cáo của mình, các chuyên gia phân tích Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm nay sẽ vào khoảng 11-12%.

Nguyên nhân cũng được chỉ ra là do: Nhu cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng cùng với các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm; Quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement